Chứng khoán tuần: Thị trường có thất vọng?

11:07 | 09/01/2022 Print
(TBTCO) - Dù chỉ có 4 phiên giao dịch trong tuần đầu tiên của năm 2022 nhưng thị trường đã làm được điều cần thiết: VN-Index vượt thành công đỉnh cao lịch sử 1.500 điểm và thu hút được dòng tiền quay lại khá tốt. Dù vậy tác động chính trong sự kiện vượt đỉnh này vẫn là các cổ phiếu vốn hóa lớn tăng luân phiên, trong khi dòng tiền vẫn chưa phát tín hiệu bền vững ở nhóm blue-chips nói chung.

Thông tin quan trọng nhất ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán tuần qua là gói hỗ trợ phục hồi kinh tế đã chính thức được đề xuất. Quy mô của gói này đã không lớn như kỳ vọng ban đầu và việc thị trường lình xình cuối tuần được cho là có phản ứng thận trọng nhất định.

Tổng quy mô của gói được Chính phủ đề xuất khoảng 350 ngàn tỷ đồng là thấp hơn một chút so với con số khoảng 445 ngàn tỷ đồng thị trường được đón nhận hồi đầu tháng 12/2021. Trước đó thị trường còn lan truyền thông tin về gói kích thích quy mô tới 800 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 10% GDP. Thực ra các con số ước tính và đề xuất học thuật không phải là con số chính thức. Quy mô khoảng 350 ngàn tỷ đồng khả năng cao sẽ là con số cuối cùng được thông qua trong kỳ họp Quốc hội bất thường này.

Chứng khoán tuần: Thị trường có thất vọng?
VN-Index vượt đỉnh tuần qua mang tính kỹ thuật nhiều hơn, khi VN30-Index vẫn chưa vượt đỉnh thành công.

Hồi đầu quý 3/2021 thị trường chứng khoán phản ứng rất mạnh với thông tin gói kích thích dự kiến 10% GDP. Tuy nhiên đến tháng 12/2021 thị trường bắt đầu chững lại vì nghe ngóng “thực hư” gói kích thích này, thậm chí đầu tháng 12 còn có vài phiên sụt giảm mạnh do thông tin gói kích thích giảm gần một nửa về quy mô (thực tế là khác số liệu giữa con số thực tế và con số danh nghĩa). Vì vậy khi Chính phủ đề xuất con số cuối cùng khoảng 350 ngàn tỷ đồng, thị trường thể hiện một chút thất vọng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, không hẳn sự ngập ngừng tuần qua hoàn toàn chỉ do sự thất vọng về con số. VN-Index vượt đỉnh 1500 điểm không chắc chắn nếu so sánh với chỉ số VN30-Index. Trong khi chỉ số chính đã lên 1528,48 điểm và tăng 2% tuần qua thì VN30-Index lại giảm 0,2%. VN30-Index cũng chỉ lên cao nhất trong tuần đạt 1562,54 điểm, trong khi mức cao lịch sử của chỉ số này hồi cuối tháng 11 vừa qua (cùng thời điểm với đỉnh VN-Index) ở 1587 điểm. Nói ngắn gọn, chỉ số đại diện các blue-chips vẫn chưa có đỉnh mới.

VN-Index tăng tổng cộng 30,2 điểm tuần qua thì VIC, GAS và VHM đóng góp 17,3 điểm. Ba cổ phiếu này cũng luân phiên tăng điểm hỗ trợ nhau. Ví dụ VN-Index tăng vượt đỉnh 1500 điểm hôm 4/1 thì VIC tăng 6,2%, GAS tăng 5,9%, VHM tăng 3,8%. Phiên kế tiếp chỉ số này giảm nhẹ do VIC, VHM giảm, thì GAS vẫn tăng 3%. Sau đó GAS lùi lại thì VIC, VHM cùng bật tăng... Sự luân phiên này khiến VN-Index được neo cao trên đỉnh lịch sử cũ, dù 3 ngày cuối tuần rất nhiều blue-chips điều chỉnh giảm.

Việc VN30-Index không vượt được đỉnh lịch sử của nó thể hiện sức mạnh thị trường đang gặp trục trặc và VN-Index do đó cũng sẽ gặp trục trặc. Đó là mới có các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất tham gia vào kéo VN-Index vượt đỉnh - là cách đột phá mang tính kỹ thuật mà thôi. Vì vậy khi các cổ phiếu có nhiệm vụ kéo chỉ số phải dừng nghỉ, VN-Index lình xình là điều hết sức bình thường, vì không có được sức mạnh của các cổ phiếu khác thay thế.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 7/1

Giá đóng

cửa

ngày 31/12

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 7/1

Giá đóng

cửa

ngày 31/12

Mức

tăng

(%)

LCM

9.58

11.95

-19.83

ACC

20.9

16

30.59

FRT

88.8

100.2

-11.38

UDC

14.15

10.85

30.41

MSN

154

171

-9.94

NVT

16.2

12.45

30.12

YEG

23.65

25.5

-7.25

QCG

20.35

15.65

30.03

TLG

41.95

45.09

-6.97

LDG

27.3

21.5

26.98

SSB

42.45

45.6

-6.91

NHA

94.4

75

25.87

TMT

18

19.3

-6.74

FLC

22.55

18

25.28

MSB

27.1

29

-6.55

AMD

10.25

8.2

25

TDW

34.4

36.8

-6.52

CII

57.9

46.4

24.78

TAC

66.5

71

-6.34

DRH

34.9

28.2

23.76

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 7/1

Giá đóng

cửa

ngày 31/12

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 7/1

Giá đóng

cửa

ngày 31/12

Mức

tăng

(%)

VC6

12.4

14.4

-13.89

VXB

36.5

25

46

BXH

15

17.4

-13.79

ECI

24.4

16.8

45.24

VMS

15.5

17.7

-12.43

CKV

21.2

14.6

45.21

PPY

17.8

20.2

-11.88

VIE

14.8

10.2

45.1

API

68.1

76

-10.39

TSB

12.9

9

43.33

CLM

27.5

30.3

-9.24

L14

371.2

259.9

42.82

PPE

10

11

-9.09

CEO

92.5

70.9

30.47

SDA

25.5

28

-8.93

ADC

26.8

20.6

30.1

SFN

24.6

27

-8.89

L18

73.4

57.5

27.65

STC

19.6

21.4

-8.41

KLF

10.3

8.1

27.16

Một yếu tố nữa cũng khiến thị trường có “lý do” để ngập ngừng tuần qua là biến động khá xấu từ chứng khoán thế giới. FED tiết lộ khả năng sẽ tăng lãi suất sớm và mạnh tay, khiến các thị trường đồng loạt giảm mạnh. S&P500 tuần qua giảm tới 1,9%, Nasdaq giảm 4,53%. Nhà đầu tư nước ngoài rút ròng 544,3 tỷ đồng khỏi cổ phiếu sàn HoSE. FED tăng lãi suất là dưới áp lực lạm phát. Điều này có ảnh hưởng tới nhóm cổ phiếu ngân hàng trong nước vì đó cũng là kỳ vọng rủi ro tương lai.

Nói tóm lại, VN-Index vượt đỉnh lịch sử tuần qua là một thời khắc quan trọng, nhưng không hẳn như vậy nghĩa là thị trường “sang trang mới” và cứ thế tăng trưởng. Sự tụt hậu của đa số cổ phiếu blue-chips thể hiện diễn biến vượt đỉnh không chắc chắn. Điều này quan trọng hơn việc thị trường có lo lắng gói kích thích kinh tế lớn hay nhỏ, vì dù quy mô thế nào, việc bơm tiền ra cũng là tốt cho thị trường chứng khoán.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

27.12.2021

22,839.8

1,071.7

894.1

28.12.2021

30,212.0

1,278.0

1,149.6

29.12.2021

26,388.9

769.2

787.8

30.12.2021

24,188.6

686.7

600.6

31.12.2021

27,182.2

668.3

536.6

4.1.2022

29,253.7

1,781.3

1,292.9

5.1.2022

34,524.7

1,384.1

1,515.6

6.1.2022

36,928.9

1,279.7

1,582.9

7.1.2022

33,253.9

1,367.5

1,781.1

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam