Cổ phiếu đầu cơ lao dốc: Trong cái rủi có cái may

21:20 | 16/01/2022 Print
(TBTCO) - Rất nhiều nhà đầu tư đã rơi vào cảnh hoảng loạn trong tuần qua, khi làn sóng đầu cơ cổ phiếu nhỏ, đặc biệt là các mã bất động sản, đột nhiên đảo chiều. Thông thường quá trình tạo đỉnh và phân phối thường trải qua nhiều phiên, nhưng những sự kiện bất ngờ khiến quá trình này không diễn ra, làm các nhà đầu tư trở tay không kịp.

Hai sự kiện đáng chú ý nhất làm thay đổi đột biến làn sóng đầu cơ tuần qua là việc Chủ tịch FLC bán chui 74,8 triệu cổ phiếu và Tân Hoàng Minh bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm. Hai sự kiện này có thể liên quan đến nhau, hoặc không, nhưng lại diễn ra liên tiếp, đã giáng đòn chí mạng vào tâm lý đầu cơ đang rất nóng trên thị trường.

Làn sóng đầu cơ với cổ phiếu nhỏ, nhất là các mã bất động sản, xây dựng dựa trên nhiều kỳ vọng khác nhau, nhưng sự bùng phát cao trào là sau khi đất Thủ Thiêm được đấu giá cao ngất ngưởng. Không khó để cảm nhận kỳ vọng này nếu tham gia các diễn đàn hay các room chứng khoán. Liên tục suốt ngày những thông tin phân tích, hô hào về triển vọng của các cổ phiếu bất động sản. Vì vậy sự kiện bỏ cọc là cú sốc bất ngờ, dù đối với nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm hoặc thông tin tốt thì gần như là điều tất yếu sẽ xảy ra.

Cổ phiếu đầu cơ lao dốc: Trong cái rủi có cái may
Diễn biễn chỉ số VNSmallcap từ tháng 8/2021 đến nay.

Sự kiện này chỉ xuất hiện ngay sau sự kiện bán chui tại FLC càng khiến tình hình trở nên rối ren hơn. Dù câu chuyện bán chui có nguyên nhân là gì thì cũng chứng tỏ một điều, quan điểm xả hàng của các nhà đầu tư lớn đã bộc lộ. Thậm chí, tình hình chuyển biến quá nhanh khiến nhiều nhà đầu tư lớn còn chưa kịp chốt lời. Đó là một phần nguyên nhân khiến thị trường phải chứng kiến tình trạng giá cổ phiếu giảm sàn mất thanh khoản liên tục trong nhiều phiên.

Thống kê riêng trong nhóm smallcap sàn HoSE, tuần qua có 161/192 cổ phiếu sụt giảm, trong đó gần 50 mã giảm trên trên 10%. Không có gì bất ngờ, những mã giảm sâu nhất tuần qua tập trung trong nhóm bất động sản, xây dựng hoặc họ cổ phiếu FLC như ROS giảm 29,69%, HAR giảm 28,48%, DAG giảm 25,38%, AMD giảm 24,78%, HAI giảm 24,57%, FLC giảm 28,6%, CII giảm 21,2%, DLG giảm 22%...

Một câu hỏi được đặt ra là nếu không xuất hiện đồng thời cả hai sự kiện sốc tuần qua, liệu làn sóng đầu cơ có kết thúc? Thị trường rất hay có chữ NẾU, nhưng đó là điều không tưởng. Với con sóng đầu cơ lên cực mạnh kéo dài thì sớm muộn những đợt bán tháo như tuần qua cũng xuất hiện. Nhìn lại sóng tăng của chỉ số VNSmallcap từ tháng 8/2021 đến nay, liên tục xuất hiện các đợt chốt lời tạo nhịp giảm gia tăng dần về cường độ cũng như thời gian. Ví dụ nhịp giảm mạnh nhất đầu tiên của sóng này là xấp xỉ 10% trong tháng 9/2021. Đến cuối tháng 11, đầu tháng 12/2021 có thêm một nhịp giảm nữa, tuy cường độ không mạnh hơn, nhưng lại kéo dài. Nhịp giảm hiện tại là sốc nhất với khoảng -12% chỉ trong 5 phiên.

Điều này phù hợp với quy mô giao dịch tăng dần ở nhóm cổ phiếu đầu cơ cũng như giá cổ phiếu lên cao. Thường khi cao trào đầu cơ lên đỉnh điểm, cổ phiếu tăng giá đồng loạt kết hợp với nhu cầu mua cực lớn. Nói theo ngôn ngữ thị trường là những đồng tiền đầu cơ thận trọng nhất cũng đã bị thuyết phục và nhảy vào thị trường. Vì vậy việc xuất hiện các sự kiện đột biến có bất ngờ, nhưng chỉ là sự kích nổ cuối cùng đối với bong bóng đang căng hiện tại mà thôi. Nếu không vì đà tăng như vũ bão trước đó thì dù tin xấu như vậy cũng sẽ chỉ tác động giới hạn.

Một bong bóng đầu cơ vỡ tất yếu sẽ khiến nhiều nhà đầu tư chậm chân chịu thiệt hại. Đó là quy luật trên thị trường vì đầu cơ đơn giản là tiền từ túi người này chạy sang túi người khác. Tuy nhiên về tổng thể với thị trường, đó không phải là điều gì xấu, vì lượng tiền vẫn nằm trong thị trường như cũ. Thị trường luôn xuất hiện những giai đoạn phân phối lại tài sản/nguồn lực như vậy, tiền của những người non nớt kinh nghiệm, tham lam sẽ thất bại và chuyển giao cho người thông minh hơn.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 14/1

Giá đóng

cửa

ngày 7/1

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 14/1

Giá đóng

cửa

ngày 7/1

Mức

tăng

(%)

ROS

11.25

16

-29.69

TIP

60.3

50.2

20.12

FLC

16.1

22.55

-28.6

TSC

20.85

17.45

19.48

HAR

11.3

15.8

-28.48

ACC

24.15

20.9

15.55

TGG

13

17.75

-26.76

DC4

32.6

28.6

13.99

DAG

12.2

16.35

-25.38

BID

44.25

39.2

12.88

AMD

7.71

10.25

-24.78

SJS

90.4

81

11.6

HAI

7.43

9.85

-24.57

HCD

15.5

13.9

11.51

CKG

29.2

37.8

-22.75

TBC

33.4

30.3

10.23

EVG

18.9

24.3

-22.22

STB

35

31.95

9.55

DLG

8.11

10.4

-22.02

AGG

58.5

54.4

7.54

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 14/1

Giá đóng

cửa

ngày 7/1

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 14/1

Giá đóng

cửa

ngày 7/1

Mức

tăng

(%)

ART

11.2

18.1

-38.12

VLA

56.1

35

60.29

KLF

7.1

10.3

-31.07

ECI

35.5

24.4

45.49

PVL

14

19.2

-27.08

LHC

154.3

111.9

37.89

QBS

6.75

8.86

-23.81

KST

35.6

27.5

29.45

VE2

9.3

12.2

-23.77

HTP

50.1

40.3

24.32

SVN

7.1

9.3

-23.66

V12

21.4

17.6

21.59

CEO

71.1

92.5

-23.14

LDP

51.9

43.5

19.31

BII

10.5

13.4

-21.64

SZB

45

37.8

19.05

SMT

12.1

15.4

-21.43

DAE

26.5

22.3

18.83

LIG

16.3

20.6

-20.87

L14

435.6

371.2

17.35

Phía ngược lại, các nhà đầu tư thất bại có thể coi việc thua lỗ như trả chi phí cho bài học trên thị trường. Không có bữa ăn nào miễn phí và kinh nghiệm đều phải mua bằng tiền. Các nhà đầu tư trải qua cú sốc này sẽ trưởng thành hơn và khó lặp lại sai lầm cũ. Nói theo ngôn ngữ thị trường, nhiều nhà đầu tư F0 đã có thể “tốt nghiệp” và lên level mới cao hơn.

Với thị trường, xu hướng đầu cơ chấm dứt sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá lại cổ phiếu để tìm kiếm cơ hội mới. Trong một cơn say đầu cơ thì các yếu tố cơ bản xếp sau yếu tố dòng tiền. Lúc này ngược lại, dòng tiền vừa thu hoạch tốt từ việc chốt lời các cổ phiếu đầu cơ tăng giá quá cao sẽ đào bới các cổ phiếu đang được định giá thấp. Đây chính là một hệ quả tốt của quá trình phân phối lại tài sản/nguồn lực nói trên.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

4.1.2022

29,253.7

1,781.3

1,292.9

5.1.2022

34,524.7

1,384.1

1,515.6

6.1.2022

36,928.9

1,279.7

1,582.9

7.1.2022

33,253.9

1,367.5

1,781.1

10.1.2021

44,017.0

1,088.4

1,550.2

11.1.2021

38,502.4

1,383.7

1,273.0

12.1.2021

38,993.5

1,696.0

1,236.5

13.1.2021

32,697.3

1,297.0

1,413.4

14.1.2021

23,648.7

1,284.8

526.8

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam