trang 6

Đường Nhật Tân - Nội Bài, công trình sử dụng nguồn vốn vay ODA đang phát huy hiệu quả.

>> Bài 8: Chỉ đầu tư cho những dự án cấp thiết

>> Bài 7: Không vì phát triển nóng mà để lại hậu quả tài chính

>> Bài 6: Đẩy mạnh cho vay lại, giảm tỷ lệ vốn cấp phát

>> Bài 5: Thanh tra tài chính - công cụ giám sát, quản lý nợ công hiệu quả

>> Bài 4: Cần có chiến lược vay vốn bài bản

>> Bài 3 - Muốn giảm nợ công: Ngân sách phải bớt 'ôm đồm'

>> Bài 2: Thực hiện nhiều giải pháp để nợ công an toàn, bền vững

>> Bài 1 - Nợ công Việt Nam: Tỷ lệ vay nước ngoài ngày càng giảm

Tuy nhiên, cần thêm những chính sách quản lý tài chính chi tiết, rõ ràng, chặt chẽ hơn nữa, đồng thời xây dựng các giải pháp tài chính tổng thể để xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,09% dư nợ

Ông Nguyễn Chí Trang cho biết, với kinh nghiệm thực tế quản lý nguồn vốn cho vay lại, VBD đã tham gia xây dựng hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến nghiệp vụ quản lý vốn nước ngoài tại Việt Nam: Luật Quản lý nợ công, các nghị định, thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính, thủ tục giải ngân vốn nước ngoài... Trên cơ sở đó xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy chế, quy trình về quản lý cho vay lại nguồn vốn nước ngoài áp dụng trong nội bộ hệ thống VDB.

Trong đó, công tác kiểm tra giám sát tại VDB nhằm đảm bảo toàn bộ hoạt động cho vay lại các dự án vốn nước ngoài được quản lý hiệu quả, tuân thủ các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ.

Đặc biệt, VDB thực hiện kiểm soát chi đối với các dự án nhằm đảm bảo chi tiêu từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của dự án phù hợp với hiệp định, văn kiện dự án, hợp đồng sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã ký kết và tuân thủ các quy định về quản lý tài chính trong nước hiện hành.

Về thu hồi nợ vay, VDB tiến hành kiểm tra năng lực tài chính và khả năng của chủ dự án thông qua các báo cáo tài chính của chủ dự án, phân tích tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và xác định nguồn trả nợ của chủ đầu tư.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước năm 2015 tại VDB khẳng định, hầu hết các dự án đều đang phát huy hiệu quả, trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2015, VDB đã thu hồi tổng số nợ vốn vay với giá trị trung bình hàng năm thu nợ gần 9.000 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2015, dư nợ vốn nước ngoài tại VDB là 146.573 tỷ đồng (trong đó cho vay theo ủy quyền của Bộ Tài chính là 145.049 tỷ đồng, cho vay lại VDB chịu rủi ro tín dụng là 1.524 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu thấp: Tại thời điểm 31/12/2015, tỷ lệ nợ xấu cho vay lại vốn nước ngoài là 2,09% dư nợ.

Các giải pháp tài chính tổng thể

Trong quá trình giám sát dự án và chủ dự án, ông Trang cho biết, VDB đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp nhằm quản lý chặt chẽ và hiệu quả đối với nguồn vốn cho vay lại của Chính phủ.

VDB đề nghị Bộ Tài chính có quy định về phối hợp trong thẩm định quyết định đầu tư và quyết định cho vay lại. Theo quan điểm của đại diện VDB, việc này vừa nâng cao trách nhiệm của cơ quan ra quyết định đầu tư, vừa rút ngắn thời hạn thẩm định, duyệt vay dự án, không làm mất cơ hội đầu tư của dự án, của người vay lại.

Nhằm lựa chọn các dự án đủ điều kiện vay vốn, đảm bảo khả năng trả nợ vốn vay, VDB đề xuất tăng cường trách nhiệm của cơ quan cho vay lại đối với việc cho vay lại nguồn vốn này bằng việc mở rộng hình thức cho vay lại theo chương trình hạn mức tín dụng. Theo đó, VDB xác định điều kiện tín dụng phù hợp với các lĩnh vực, ngành nghề, phù hợp với quy định của nhà tài trợ, thẩm định, duyệt vay dự án, chịu rủi ro tín dụng. Như vậy sẽ tăng cường hiệu quả của dự án do rút ngắn được thời gian thực hiện các thủ tục vận động ODA, đồng thời làm giảm gánh nặng trả nợ nước ngoài của ngân sách nhà nước trong trường hợp dự án phát sinh nợ quá hạn.

Bên cạnh đó, VDB đề nghị xây dựng giải pháp tài chính tổng thể để xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn với các chương trình lớn như đóng tàu, chế biến nông nghiệp trên cơ sở quy định hiện hành kết hợp với tình hình thực tế của ngành, địa phương; đẩy mạnh công tác xử lý nợ quá hạn đối với các dự án phát sinh nợ quá hạn. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống thông tin chung về cho vay lại vốn nước ngoài để các bộ, ngành, cơ quan cho vay lại và nhà tài trợ cùng giám sát theo dõi…

VDB là cơ quan cho vay lại vốn ODA, nhận nợ với Bộ Tài chính và cho vay lại các dự án sử dụng vốn ODA theo các hợp đồng cho vay lại giữa Bộ Tài chính và VDB. Chức năng cho vay lại của VDB theo ủy quyền của Bộ Tài chính được thực hiện theo Luật Quản lý nợ công năm 2009 và Nghị định 78/2010/NĐ-CP, theo đó, nhiệm vụ của VDB chủ yếu là ký hợp đồng tín dụng, kiểm soát chi, giải ngân (đối với các dự án, chương trình VDB trực tiếp quản lý tài khoản đặc biệt), thu hồi nợ vay.

Đức Minh