Phụ nữ luôn thiệt thòi

Hiện nay, mặc dù các tổ chức, cá nhân đã cùng chung tay góp sức chống nạn phân biệt kỳ thị, đối với người nhiễm HIA/AIDS, nhưng rõ ràng một điều, vẫn còn có sự phân biệt, đối xử đối với những người nhiễm phải căn bệnh này.

Phụ nữ đang phải chịu những gánh nặng trong cuộc sống do mắc phải HIV/AIDS. Không chỉ bị tổn thương về tâm lý, mà họ còn đang phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh, vì nhiều nơi không nhận những người như họ vào làm việc.

Đối với người phụ nữ nhiễm HIV, họ muốn có tiếng nói trong xã hội, nhưng không ai lắng nghe họ, vì thế họ phải đối mặt với việc thiếu sự tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thiếu thông tin để chăm sóc bản thân cũng phòng chống lây nhiễm cho những người trong gia đình họ. Đây cũng chính là điều khó khăn đối với những phụ nữ sống ở nông thôn và những nơi hẻo lánh ở Việt Nam.

Những người phụ nữ sống ở nông thôn, do không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế, đặc biệt đối với những phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai. Họ hầu như không được khám chữa bệnh, điều trị, vì họ bị xa lánh khá nhiều. Vì thế, nên việc lây nhiễm từ mẹ sang con là khá phổ biến.

Theo số liệu tại Hội nghị AIDS quốc tế, cả thế giới có 34 triệu người lớn đang sống chung với HIV/AIDS và một nửa trong số đó là phụ nữ. Họ luôn chịu thiệt thòi về mọi mặt, họ chịu rủi ro cao hơn nam giới về những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nếu không sử dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm an toàn. Vì vây, phụ nữ hiện nay không chỉ riêng trên thế giới, mà ở Việt Nam, họ vẫn luôn phải chịu nhiều điều tiếng, sự coi thường của một số người trong xã hội. Họ đang phải đối mặt với nguy cơ trong việc phòng tránh và điều trị căn bệnh thế kỷ này, mà nguyên nhân chủ yếu là do bất bình đẳng giới còn tồn tại.

Cần xóa bỏ ngay sự bất bình đẳng giới

Nhìn dưới góc độ của bình đẳng giới, phụ nữ nhiễm HIV thường bị coi thường hơn nam giới bởi một lẽ nguyên nhân lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này chủ yếu vẫn là do tiêm chích ma túy và hành nghề mại dâm. Vì thế, đôi lúc trong xã hội, nhiều người vẫn hay cho rằng những phụ nữ bị căn nhiễm bệnh này thường là những có đạo đức, lối sống không lành mạnh. Nhưng thực tế đôi khi lại không phải như vậy.

Những người phụ nữ họ có thể bị lây nhiễm từ chồng, từ người yêu… Một điều đáng nói đó là mặc dù mắc bệnh những họ phải chăm lo cho gia đình, con cái, phải động để kiếm sống, phải vật lộn với công cuộc mưu sinh ngoài xã hội. Nên sự phân biệt đối xử với họ chỉ là họ ngày càng sợ hãi, suy sụp nhanh hơn.

phu nu
Bình đẳng giới đối với phụ nữ nhiễm HIV/AIDS đang được ngày càng quan tâm. Ảnh: ST

Do vây, chúng ta cần xáo bỏ ngay việc bất bình đẳng giới đối với phụ nữ bị lây nhiễm HIV/AIDS. Để làm được điều này, không phải chỉ cần sự cố gắng của một người, mà phải là cả sự chung tay góp sức của toàn thể xã hội.

Công tác truyền thông là một việc làm hết sức quan trọng hiện nay. Với nội dung, tư duy mới, truyền thông sẽ làm giảm sự xa lánh, cũng như tạo đã để tiến tới việc xã hội không còn người bị nhiếm HIV/AIDS.

Chuyển từ truyền thông hù dọa sang truyền thông giải thích dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn; Chuyển từ việc nhấn mạnh vào con đường lây nhiễm sang nhấn mạnh hơn con đường không lây; Chuyển từ việc coi người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ là đối tượng sang coi họ là chủ thể của truyền thông; Chuyển từ đưa tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV sang đưa tin, hình ảnh tích cực về họ, cải thiện hình ảnh, tiến tới bình thường hóa sự có mặt của người nhiễm HIV trong cộng đồng.

Bênh cạnh đó, cần tuyên truyền, giải thích để mọi người trong xã hội hiểu rõ, con đường lây truyền HIV/AIDS không qua sự tiếp xúc thông thường và sự phân biệt đối xử chỉ làm cho đại dịch này lây lan nhanh hơn mà thôi.

Đồng thời, đa dạng hóa các phương pháp truyền thông. Lồng ghép nội dung chống kỳ thị, phân biệt đối xử vào tất cả các hoạt động truyền thông về HIV/AIDA; tạo điều kiện để các nhóm người nhiễm HIV/AIDS tổ chức các hoạt động truyền thông trong cộng đồng, trong trường học, tại nơi làm việc

Ngoài ra, tăng cường đưa tin, quảng bá các hoạt động tích cực của người nhiễm HIV/AIDS, sự đóng góp của họ đối với cộng đồng và gia đình. Huy động sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà lãnh đạo, các vị chức sắc và những người có uy tín, những người nổi tiếng vào các hoạt động truyền thông, kết hợp với sự thăm hỏi, động viên người nhiễm HIV/AIDS,...

Thảo Dương