Tín hiệu tốt nhất trong tuần giao dịch vừa qua là dòng tiền dường như đã trở lại. Một tuần “dội bom” của các quỹ ETF ngoại với tổng giá trị bán ra chỉ tính riêng cổ phiếu sàn HoSE đã là hơn 10,1 ngàn tỷ đồng và mức bán ròng gần 1,9 ngàn tỷ đồng. Dòng vốn trong nước đã vào tương ứng để hấp thụ quy mô rút vốn này.

Với mức thanh khoản ngày càng tăng và tỷ trọng dòng vốn trong nước ngày càng lớn, các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, kể cả các đợt tái cơ cấu ETF không còn là vấn đề đáng ngại nữa. Tuy nhiên nội tại của dòng vốn trong nước thời điểm hiện tại cũng đang “có vấn đề”, nhất là khi VN-Index đang ngấp nghé đỉnh cao lịch sử 1500 điểm.

Tuần thứ 2 của tháng 12 chứng kiến mức sụt giảm thanh khoản đáng chú ý khi bình quân giao dịch khớp lệnh hai sàn niêm yết tụt xuống mức 24,9 ngàn tỷ đồng/phiên, thấp nhất trong vòng 7 tuần. Về mặt cảm tính, khi nhà đầu tư đã bỏ tiền vào tài khoản chứng khoán thì hiếm khi rút ra ngay lập tức. Nói cách khác, thanh khoản giảm không đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán bị rút tiền, mà là nhà đầu tư giảm giao dịch và tiền vẫn để trong tài khoản. Thanh khoản lên xuống chủ yếu do quyết định của nhà đầu tư.

Chứng khoán tuần: Dòng tiền trở lại, VN-Index có “cơ” vượt đỉnh 1500?
Diễn biến giao dịch VN-Index tuần qua

Điều này hàm ý rằng khi nhà đầu tư chưa giao dịch nhiều bằng tiền của mình hoặc hạn chế sử dụng margin thì tức là họ chưa nhìn thấy cơ hội rõ ràng. Có nhiều lý do đưa đến quyết định giảm giao dịch, có thể nhà đầu tư chờ đợi cơ hội giá rẻ hơn, có thể họ lo ngại thị trường không tăng được... Vì vậy khi tuần qua các quỹ ETF bán nhiều, giá giảm xuống và nhà đầu tư quyết định mua mạnh hơn, thanh khoản phục hồi. Trung bình tuần qua giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết gần 29,1 ngàn tỷ đồng/phiên, tăng 17%, tuy không phải là quá nhiều, nhưng cũng thể hiện mối quan tâm đang quay lại.

Đó là cơ sở tốt nhất cho khả năng thị trường có thêm động lực, ngay cả khi cơ hội vượt đỉnh 1500 điểm chưa rõ ràng. Trên thị trường chứng khoán, điểm số chỉ là một khía cạnh, mà quy mô dòng vốn luân chuyển hàng ngày mới là yếu tố quan trọng. Thị trường càng sôi động càng thể hiện độ hấp dẫn có thể “giữ chân” dòng tiền.

Với mức tăng VN-Index 16,25 điểm cả tuần, nhưng hầu hết mức tăng đã tập trung vào ngày thứ Hai (13/12), điểm số có được là 12,67 điểm. Điều này đồng nghĩa cả 4 phiên còn lại thị trường chỉ đi ngang. Khả năng VN-Index đột phá qua 1.500 điểm không phải là vấn đề lớn vì đã có nhiều phân tích dự báo chỉ số sẽ lên 1.800 điểm, thậm chí vượt 2.000 điểm. Điều quan trọng là thời điểm.

Thị trường đang ở trạng thái cân bằng quanh 1.500 điểm mà chưa có yếu tố nào đủ mạnh để phá vỡ theo một hướng nào đó. Trong các giai đoạn kỹ thuật thì đây là quá trình tích lũy do cân bằng cả thông tin lẫn cung cầu. Có thể thấy đại đa số các cổ phiếu blue-chips dao động rất ít cả chiều tăng lẫn chiều giảm. Nhà đầu tư chưa tìm thấy lý do để hưng phấn hơn trong ngắn hạn nhưng cũng không có ký do nào để sợ hãi.

VN-Index phụ thuộc nhiều vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng chính các mã này cũng đang không có động lực rõ ràng. Lấy ví dụ nhóm cổ phiếu ngân hàng, động lực tăng trưởng đã cân bằng, hầu hết đang trong giai đoạn tích lũy sau nhịp điều chỉnh khá mạnh và chưa tăng trở lại được. VCB, TCB, CTG, VPB đều là các mã có khả năng chi phối chỉ số đều đang xây dựng vùng cân bằng. Nhóm cổ phiếu lớn như VIC, VHM, VNM cũng tương tự. Nếu các cổ phiếu lớn này chưa tích lũy đủ thì VN-Index gần như không có cơ hội bứt phá cao hơn.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 17/12

Giá đóng

cửa

ngày 10/12

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 17/12

Giá đóng

cửa

ngày 10/12

Mức

tăng

(%)

TGG

23.6

28.3

-16.61

DIG

91

68.5

32.85

VSI

22.55

24.79

-9.05

LCM

6.9

5.2

32.69

HT1

23.7

25.95

-8.67

CEE

19.7

14.9

32.21

MSH

82.4

89.7

-8.14

CII

36

27.95

28.8

DPG

76.3

82.5

-7.52

ROS

10.6

8.32

27.4

PTC

29.3

31.5

-6.98

BCM

67.9

53.8

26.21

APH

34.65

36.8

-5.84

QCG

15.3

12.5

22.4

VNS

11.3

12

-5.83

TVS

49.85

41.9

18.97

CVT

46.9

49.8

-5.82

NHA

66.1

55.8

18.46

HU1

13

13.8

-5.8

FTM

7.14

6.05

18.02

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 17/12

Giá đóng

cửa

ngày 10/12

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 17/12

Giá đóng

cửa

ngày 10/12

Mức

tăng

(%)

VLA

27.5

36

-23.61

CEO

53

38.1

39.11

HCT

14.4

17.7

-18.64

QHD

48.5

36.5

32.88

SGC

50.7

62.3

-18.62

VIT

24.5

18.5

32.43

ADC

20.7

24.2

-14.46

NBW

29.9

23.4

27.78

VFG

54

61.6

-12.34

V21

13.9

10.9

27.52

SIC

19.3

22

-12.27

SDA

39.1

31.2

25.32

VC6

11.8

13.3

-11.28

CMC

16.5

13.5

22.22

UNI

17.9

20

-10.5

KTT

17.6

14.4

22.22

ECI

23.2

25.7

-9.73

SDU

12.7

10.5

20.95

VTH

11.2

12.4

-9.68

MBG

16.3

13.5

20.74

Một yếu tố bất định khác là thị trường chứng khoán thế giới cũng giống Việt Nam, chưa rõ có thể bứt phá lên đỉnh cao mới hay không. Việc FED và các ngân hàng trung ương bắt đầu giảm nới lỏng hoặc thắt chặt tiền tệ khiến nhiều thị trường đã đạt đỉnh và cũng “dùng dằng” giống VN-Index. Chỉ số S&P 500 của Mỹ là ví dụ, hai phiên cuối tuần cũng sụt giảm mạnh liên tiếp sau khi kiểm định đỉnh cao lịch sử vào giữa tuần.

Khả năng bứt phá của VN-Index phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ dòng tiền tới nhóm trụ và thời điểm. Sự đồng thuận của các yếu tố này sẽ khiến mọi việc trở nên dễ dàng, nhưng nếu “lệch pha”, khó khăn sẽ nhiều hơn. Yếu tố thời điểm đang bất định nhất vì thông tin hỗ trợ chưa xuất hiện. Về mặt kỹ thuật, nếu VN-Index tuân thủ mô hình sóng tăng thì nhịp kiểm định và vượt đỉnh 1.500 hoàn toàn có thể có nhiều nhịp tăng giảm đan xen và nhịp phục hồi nhanh từ đáy 1400 điểm chỉ là nhịp tăng đầu tiên mà thôi.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

6.12.2021

33,653.2

1,610.4

1,312.7

7.12.2021

22,665.6

1,550.5

1,281.8

8.12.2021

23,206.1

901.5

1,044.7

9.12.2021

20,429.7

1,165.3

825.3

10.12.2021

24,751.7

797.8

1,296.8

13.12.2021

26,505.5

1,243.6

1,186.5

14.12.2021

28,225.2

974.5

1,844.5

15.12.2021

26,541.0

773.1

1,072.0

16.12.2021

28,341.4

1,122.7

1,434.5

17.12.2021

35,820.6

3,209.3

3,908.9