Theo đó, Ngân hàng Chính sách thành phố Hà Nội dự toán nguồn vốn đề nghị ngân sách thành phố bổ sung năm 2022 là 900 tỷ đồng; nguồn vốn đề nghị bổ sung giai đoạn 2022 - 2024 là 2.700 tỷ đồng (bình quân mỗi năm chuyển bổ sung 900 tỷ đồng).

Đề nghị bổ sung 900 tỷ đồng cho tín dụng chính sách ở Hà Nội năm 2022
Đề nghị bổ sung 900 tỷ đồng cho tín dụng chính sách ở Hà Nội năm 2022
Vốn tín dụng chính sách đến cuối năm 2021 đạt hơn 256 nghìn tỷ đồng Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức 14% trong năm 2022

Năm 2021, chi nhánh Ngân hàng Chính sách thành phố Hà Nội đã cho vay 117.300 lượt khách hàng với doanh số cho vay đạt 5.045 tỷ đồng, bằng 106% so với doanh số cho vay năm 2020.

Trong đó, ngân hàng này cho vay 3.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, 79.000 lượt khách hàng vay vốn chương trình giải quyết việc làm, góp phần thu hút, tạo việc làm cho 87.000 lao động; cho vay 157 lượt người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 38.020 lượt người lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ngoài ra, 105 khách hàng được vay vốn để mua nhà ở xã hội; trên 34.500 hộ gia đình vay vốn để xây mới, cải tạo trên 69.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội cũng triển khai giảm lãi theo Quyết định số 1990/QĐ-TTg đối với 963.835 lượt món vay với tổng số lãi được giảm là 22,8 tỷ đồng.

Riêng nguồn vốn ủy thác địa phương từ thành phố và các quận, huyện, thị xã, trong năm 2021, doanh số cho vay đạt 2.753 tỷ đồng với 56.110 lượt khách hàng được vay vốn. Dư nợ đến 31/12/2021 đạt 5.301 tỷ đồng với 117.591 khách hàng đang vay, tăng 1.310 tỷ đồng (tăng 33%) so với đầu năm. Nợ quá hạn là 0,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,01% tổng dư nợ nguồn ủy thác địa phương.

Tính đến ngày 31/12/2021 vẫn còn 253.700 khách hàng đang vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội để phát triển sản xuất, kinh doanh với dư nợ đạt 11.786 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ đạt 15,9%. Nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ 0,027% trên tổng dư nợ./.