mũ bảo hiểm

Kiểm tra, xử lý các vi phạm về sản xuất kinh doanh mũ bảo hiểm. Ảnh: T.L

Cụ thể cơ quan này đề nghị tiến hành kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ các loại mũ có kiểu dáng bên ngoài giống mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy (MBHXM) nhưng không có dấu hợp quy, chưa có công bố tiêu chuẩn chất lượng, vi phạm về nhãn hàng hóa; các loại mũ làm giả, làm nhái mẫu của các hãng sản xuất MBHXM có uy tín, các loại MBHXM không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng...

Đồng thời, cần xử lý nghiêm các vi phạm về sản xuất kinh doanh MBHXM (lập biên bản tịch thu, tiêu hủy hàng hóa vi phạm, truy tố hình sự các vụ việc có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm) đối với các vi phạm về đăng ký kinh doanh; chế độ hóa đơn, chứng từ; chất lượng hàng hòa, nhãn hàng hóa; hàng giả; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ....

Ngoài ra, cũng cần phối hợp chặt chẽ với Ủy ban ATGT Quốc gia và ban ATGT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thực hiện hiệu quả công tác quản lý về sản xuất và kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.

Được biết, Ủy ban ATGT Quốc gia cũng có văn bản 120/CV-UBATGTQG đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố các loại mũ bảo hiểm đạt quy chuẩn QCVN 2:2008/BKHCN. Công bố danh sách các cơ sở sản xuất và thương hiệu MBHXM trong nước đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận đạt quy chuẩn QCVN 2: 2008/BKHCN.

Bên cạnh đó, tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất MBHXM và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những cơ sở vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, làm giả những thương hiệu MBHXM có uy tín, cũng như các cơ sở đã được công nhận sản xuất MBHXM đạt quy chuẩn QCVN 2: 2008/BKHCN nhưng sản phẩm lưu thông trên thị trường không đảm bảo chất lượng./.

Trí Dũng