Theo dự thảo thông tư, kế hoạch chi NSNN 3 năm 2023-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh được lập theo yêu cầu quy định tại Điều 15 Thông tư này.

Dự toán năm 2023 được lập ở chương II Thông tư này; trong đó thuyết minh cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), chính sách, chế độ đã hết thời gian thực hiện/mới được cấp thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt lưu ý việc triển khai các Nghị quyết số 18- NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Kết luận số 28-KL/TW và tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

Điều hành nợ công phải đảm bảo an toàn, bền vững
Xây dựng dự toán chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ. Ảnh: TL.

Theo Bộ Tài chính, trong quá trình xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023, các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh đồng thời xác định chi tiết chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới của bộ, cơ quan, đơn vị mình năm dự toán 2023 theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 69/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính để làm căn cứ xác định chỉ tiêu cơ sở, chỉ tiêu mới và tổng hợp nhu cầu chi đầu tư phát triển, nhu cầu chi bảo dưỡng, vận hành trong kế hoạch chi năm 2023-2025.

Đối với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đồng thời với việc lập kế hoạch thu, chi NSNN từng năm của giai đoạn 2023-2025 (bộ phận trực tiếp thực hiện), cần tính toán xác định tổng nhu cầu kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền ban hành từng năm của giai đoạn 2023-2025 trên phạm vi cả nước, kèm theo thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán./.

Đặc biệt lưu ý đến tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy

Dự toán chi NSNN giai đoạn này phải đặc biệt lưu ý việc triển khai các Nghị quyết số 18- NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Kết luận số 28-KL/TW và tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.