TS. Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, cho biết trong giai đoạn 2017-2021 quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng 24% và đến 2021 là 56%. Điều này cho thấy, nhu cầu thị trường là vô cùng lớn, thể hiện nhu cầu lớn của cả người phát hành và người mua trái phiếu.

Ngân hàng nên được khuyến khích phát hành trái phiếu
Buổi tọa đàm về thị trường trái phiếu diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: Chí Tín
Nhóm doanh nghiệp tài chính "nối chân" ngân hàng về phát hành trái phiếu Bất động sản Seaside Homes bị phạt do phát hành trái phiếu nghìn tỷ nhưng công bố thông tin không đầy đủ

“Chúng ta cũng thấy vừa rồi xảy ra một số vụ việc, tuy nhiên, cách xử lý không gây ra sự xáo động quá lớn với thị trường. Lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành chỉ chậm lại trong tháng 4, tháng 5 và tới tháng 6 thì lượng phát hành đã tăng trở lại” - ông Tú Anh nói.

Ngoài ra, TS. Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho biết, ông thống kê tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp vào khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, tổng số vốn trung dài hạn hệ thống ngân hàng 5 triệu tỷ đồng, bằng khoảng 1/3.

Cần có công cụ để đo lường rủi ro

Các chuyên gia cũng cho rằng, thị trường trái phiếu cũng như các loại thị trường khác, trong quá trình phát triển phải có sàng lọc, đào thải mới có sự phát triển. Do đó, bất cứ thị trường nào cũng đều có rủi ro, vấn đề đặt ra là cần có những công cụ hiệu quả đo lường rủi ro để nhà đầu tư có thể nhận diện khi tham gia thị trường.

Những năm qua, vốn trái phiếu tăng trưởng với khoảng 30 - 35%/năm, nếu tính toán công thức trên có nghĩa 2 năm sau khối lượng trái phiếu tăng lên gấp đôi, lên khoảng 2,8 triệu tỷ đồng, 2 năm kế tiếp lên 5,6 triệu tỷ đồng, 6 năm sau lên 11,2 triệu tỷ đồng. 11,2 triệu tỷ đồng gánh được gần như vốn trung dài hạn mà hệ thống ngân hàng đang phải “gánh” hiện tại.

Đưa ra đề xuất về giải pháp tạo dựng lòng tin của thị trường đối với trái phiếu doanh nghiệp, ông Nghĩa cho biết, nên khuyến khích, hỗ trợ hỗ trợ các ngân hàng phát hành trái phiếu trước, vì ngân hàng phát hành thì dễ lấy được niềm tin hơn so với các doanh nghiệp khác.

Một trong những giải pháp được các chuyên gia đề cập là phát triển hệ thống các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Theo đó, thị trường sẽ có công cụ để nhà đầu tư có thể tham chiếu và đánh giá mức độ rủi ro đối với từng loại trái phiếu và đầu tư dựa trên khẩu vị chấp nhận rủi ro của từng nhóm nhà đầu tư khác nhau./.