Sabeco

Đáng chú ý là các doanh nghiệp đầu ngành như Tập đoàn Dệt may Việt Nam – Vinatex (vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV (21.771 tỷ đồng), Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội - Habeco (2.318 tỷ đồng), Tổng công ty Điện lực TKV (6.800 tỷ đồng), Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc (1.050 tỷ đồng), Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (1.400 tỷ đồng)...

Tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), một doanh nghiệp lớn khác cũng sắp gia nhập sàn chứng khoán là Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Sabeco vừa chính thức có công văn gửi lên Bộ Công Thương đề xuất chấp thuận việc Sabeco thực hiện niêm yết trên sàn HOSE trong thời gian tới.

Theo công văn này, căn cứ theo các quy định hiện hành thì Sabeco đã đủ điều kiện và cần thực hiện niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán.

Trên cơ sở xem xét các tiêu chuẩn niêm yết đối với doanh nghiệp, quy mô, uy tín và mức độ thanh khoản và sự quan tâm của giới đầu tư giữa 2 sở giao dịch chứng khoán, Sabeco đã lựa chọn sàn HOSE để niêm yết.

Về thời gian niêm yết, Sabeco cho biết sẽ chủ động thực hiện làm việc với các đơn vị tư vấn niêm yết và thoả thuận về mặt nguyên tắc. Được biết, hiện Sabeco đang thực hiện thương thảo, và dự kiến sẽ kí hợp đồng tư vấn niêm yết với Công ty TNHH MTV Chứng khoán Maybank Kim Eng trước ngày 20/9.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu, với việc bán vốn nhà nước tại Habeco và Sabeco là những doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết, phải tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán trước khi bán vốn nhà nước để bảo đảm công khai, minh bạch, bảo đảm có lợi nhất cho nhà nước.

Đây cũng là yêu cầu bắt buộc cần phải được áp dụng chung với tất cả các doanh nghiệp khi bán vốn nhà nước.

Theo Chinhphu.vn