thuphi

Trạm thu phí An Sương - An Lạc

Trạm thu phí cầu Phú Mỹ được thực hiện trên tuyến đường Võ Chí Công, quận 2 theo cả 2 hướng lưu thông, với tổng mức đầu tư hơn 35 tỷ đồng. Giai đoạn 1, trạm được đầu tư 4 làn thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng ETC, mỗi hướng lưu thông 2 làn. Giai đoạn 2, trạm được đầu tư thêm 4 làn, nâng tổng số lên 8 làn, mỗi hướng lưu thông 4 làn.

Trạm Xa lộ Hà Nội có tổng mức đầu tư 35,5 tỷ đồng; giai đoạn 1, trạm được đầu tư 4 làn thu, mỗi hướng lưu thông 2 làn; giai đoạn 2, trạm được đầu tư thêm 4 làn, nâng tổng số lên 8 làn, mỗi hướng lưu thông 4 làn.

Trong khi đó, trạm thu phí An Sương-An Lạc có tổng mức đầu tư 88,5 tỷ đồng; giai đoạn 1 được đầu tư 4 làn, mỗi hướng lưu thông 2 làn và 13 làn ở các trạm phụ.

Cụ thể, đầu tư thiết bị đọc thẻ E-Tag cùng camera quan sát biển số xe đặt tại khu vực cầu vượt đường dẫn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương để kiểm soát các xe lưu thông theo hướng từ vòng xoay An Lạc về qua trạm phụ, nhưng không đi qua trạm chính. Giai đoạn 2, đầu tư thêm 4 làn, qua đó nâng tổng số lên 8 làn và mỗi hướng lưu thông 4 làn.

Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, nguồn vốn của 3 dự án trên từ vốn chủ sở hữu và huy động của nhà đầu tư đều thực hiện trong năm 2017-2018. Cơ chế thu hồi vốn, thời gian thu hồi vốn căn cứ theo hợp đồng BOT của dự án.

Mục tiêu của 3 dự án trên là hạn chế ùn tắc giao thông cục bộ, nâng cao năng lực lưu thông tại khu vực đặt trạm, hạn chế tình trạng phương tiện dừng chờ gây ô nhiễm, tiết kiệm nhiên liệu.

Cùng với đó, nâng cao chất lượng khai thác và phục vụ trực tiếp cho tuyến đường Võ Chí Công, Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 1 cũng như đẩy mạnh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, phù hợp với định hướng phát triển giao thông thông minh./.

Theo TTXVN