Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tự chủ tài chính ở đơn vị sự nghiệp công lập cần thận trọng, chắc chắn Bộ Tài chính tổ chức chuỗi hội nghị gỡ vướng về tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập Tăng tính chủ động, thu hút nguồn lực ngoài nhà nước

Theo dự thảo báo cáo sơ kết, sau 5 năm thực hiện nghị quyết đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập góp phần tinh gọn đầu mối, giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) và tăng số ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên...

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy, mặc dù đã có nhiều văn bản quy định, hướng dẫn, nhưng quá trình triển khai thực hiện chủ trương này vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế. Cụ thể như: Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19 ở một số cơ quan, đơn vị còn chưa quyết liệt, có việc còn chung chung, chưa rõ thời gian thực hiện. Việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với ĐVSNCL chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, khả thi. Việc sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL còn mang tính cơ học, hiệu quả hoạt động các ĐVSNCL còn hạn chế.

Tìm giải pháp phù hợp để tiếp tục đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết nghị quyết khẳng định, việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL là chủ trương lớn của Đảng, đã được các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện trong nhiều năm qua và đạt được những kết quả quan trọng, tích cực. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn đang tồn tại một số khó khăn, hạn chế.

Để làm rõ hơn, toàn diện, sâu sắc hơn tình hình và kết quả cũng như kiến nghị giải pháp, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận một số vấn đề chủ yếu gồm: phân tích, đánh giá sâu thêm về tình hình triển khai thực hiện nghị quyết gắn với nhiệm vụ được giao đối với từng cơ quan liên quan; tham gia ý kiến cho các dự thảo báo cáo sơ kết, về thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, trong đó tập trung ý kiến vào các nhận định, đánh giá, tồn tại hạn chế dự thảo báo cáo nêu cho ý kiến về các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục thực hiện tốt nghị quyết trong thời gian tới.

Với tinh thần đó, các đại biểu đã tập trung trao đổi về dự thảo báo cáo sơ kết, tờ trình Bộ Chính trị, dự thảo kết luận với những nội dung cụ thể: kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của việc thực hiện Nghị quyết 19; mục tiêu, quan điểm chỉ đạo trong dự thảo kết luận và đặc biệt là về nhóm nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế chính sách gắn với từng nhóm mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 19.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, công tác sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 19 cần đánh giá toàn diện, tổng thể trong bối cảnh quốc tế và trong nước 5 năm qua, từ đó xác định được những thuận lợi khó khăn khi triển khai thực hiện nghị quyết, tác động đến việc thực hiện các chỉ tiêu cụ thể, từ đó chỉ ra các cơ hội và thách thức trong giai đoạn tiếp theo, để từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.

Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Trần Văn Tùng đề nghị, trong sơ kết nên nghiên cứu sâu hơn về hướng phát triển ĐVSNCL khoa học, hiệu quả, quan tâm đến cơ chế chính sách về tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, cơ chế tài chính để ĐVSNCL phát triển. Bên cạnh đó, một số thành viên ban chỉ đạo đã phân tích rõ hơn những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19 với nhiệm vụ được giao đối với cơ quan mình./.