Sự giàu có của CEO: Tài năng hay đơn giản chỉ là may mắn?

11:44 | 10/02/2015 Print
Vụ ly dị của tỷ phú dầu mỏ Harold G. Hamm với người vợ Sue Ann Arnall thu hút sự chú ý đặc biệt vì đã trở thành một trong những vụ ly dị đắt đỏ nhất lịch sử nước Mỹ. CEO và nhà sáng lập hãng dầu lửa Continental Resources với khối tài sản 18 tỷ USD đã phải chia cho bà Arnall 974 triệu USD.

Những CEO giàu có: tài năng hay đơn giản chỉ là may mắn

Tỷ phú dầu mỏ Harold G. Hamm đã phải chia cho người vợ gần 1 tỷ USD khi ly hôn. Ảnh: CNBC/Getty Images

Tuy nhiên, bên cạnh số tiền chia chác khổng lồ, vụ ly hôn của Hamm đã làm dấy lên một câu hỏi cơ bản về tài sản của các giám đốc điều hành và các doanh nhân. Đó là tài sản của họ có được có bao nhiều phần nhờ vào năng lực và làm việc chăm chỉ, bao nhiêu phần nhờ vào sự ngẫu nhiên và may mắn.

Ông Hamm đã tận dụng một kẽ hở trong luật ly hôn với lý lẽ rằng, phần lớn của cải của ông có được là nhờ vào các yếu tố bên ngoài, không nằm trong khả năng kiểm soát của ông, như giá dầu thế giới, chuyên môn của các nhà lãnh đạo khác và công nghệ để giảm số tiền phải chia chác cho bà vợ. Những luật sư của ông Hamm trong suốt phiên toàn kéo dài 9 tuần luôn bào chữa rằng, mặc dù Hamm đã thành lập Continental Resources và dẫn dắt công ty thành một tập đoàn năng lượng khổng lồ, ông chỉ chịu trách nhiệm đối với ít hơn 10% thành công cá nhân ông và của tập đoàn.

Theo một nguồn tin, ông Hamm muốn đưa ra lý lẽ rằng hầu hết tài sản của ông có được là do “bị động” do đó sẽ không phải chia khi ly hôn.

Trong khi đó, luật sư của bà Arnall cho rằng, ông Hamm chịu trách nhiệm tới 90% khối gia tài với mục đích giành được số tiền chia chác do ly hôn nhiều hơn cho bà Arnall.

Vấn đề này cũng trở thành trung tâm của một số vụ ly hôn khác.

Năm 2002, ông trùm taxi Chicago David Markin và vợ ông Susan Markin đã ra tòa ly dị. Ông Markin cho rằng, ông chỉ là “một hành khách trên còn tàu đi qua đại dương”. Nhưng quan tòa cho rằng, ông Markin thực tế giống như “một thuyền trưởng” của công ty và phải chia cho bà Markin khoản tiền 30 triệu USD cùng với các tài sản khác.

Sau sự việc ly hôn này, một sự tranh cãi về bất bình đẳng và trách nhiệm của giới nhà giàu đã dấy lên. Nếu của cải chủ yếu đến nhờ vào may mắn và hoàn cảnh, nhiều người cho rằng, những người giàu có đang “nợ” xã hội tiền thuế và tiền từ thiện. Nếu của cái đến nhờ vào tài năng và làm việc chăm chỉ thì nếu đánh thuế cao sẽ không khuyến khích sự phát triển.

Để đưa ra một con số cụ thể về thành công dựa bao nhiêu vào may mắn hay tài năng thực sự là một việc bất khả thi. Một số ít các nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu về việc các nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến giá trị của công ty như thế nào cho thấy sự thành công của công ty căn bản nhờ vào các yếu tố bên ngoài tầm kiểm soát của các nhà lãnh đạo, theo giáo sư J. Scott Armstrong của trường Wharton thuộc đại học Pennylvania. “Chúng tôi cho rằng đó là may mắn.”

Một nghiên cứu được tiến hành từ năm 1992 đến năm 2011 cho thấy, lương thưởng của các CEO cao hơn 25% khi may mắn xảy ra. Một vài chuyên gia cho rằng, vai trò của may mắn gần như là không thể lượng hóa được, bởi vì điều này phụ thuộc vào từng ngành và lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như ngày dầu mỏ là một ngành rất nhạy cảm đối với các yếu tố bên ngoài./.

Mai Linh (theo The New York Times)

Mai Linh (theo The New York Times)

© Thời báo Tài chính Việt Nam