6 lý do khiến đầu tư cổ phiếu ở Mỹ có thể thất bát trong 2015

13:14 | 09/01/2015 Print
Thị trường chứng khoán năm nay được dự báo sẽ đối mặt với những “cơn gió ngược” do giá dầu không ngừng sụt giảm, cùng với khả năng tăng lãi suất.

Mặc dù phải đối mặt với những thăng trầm và thay đổi, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tăng điểm lớn trong năm 2014. Tuy nhiên, năm mới đã chứng kiến một khởi đầu đầy khó khăn với một thị trường toàn bán tháo.

Trong năm 2014, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 7,5% vì nó vượt qua cả mốc 17.000 và 18.000 điểm lần đầu tiên. Chỉ số S&P500 có 53 lần tăng cao kỷ lục khi tăng 12% so với năm 2013, trong khi chỉ số công nghệ nặng Nasdaq Composite tăng hơn 13% lên mức cao nhất kể từ khi bong bóng dot-com bùng nổ vào năm 2000.

Nhưng năm nay, chỉ số Dow Jones đã giảm hơn 2,5% và cả hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq cũng giảm khoảng 3%, do những lo ngại về nền kinh tế châu Âu và giá dầu giảm.

Dù đạt mức kỷ lục năm 2014, nhưng sự khởi đầu chậm chạp năm nay khiến một số nhà phân tích thị trường dự đoán rằng con gấu của phố Wall đang thức dậy sau kỳ ngủ đông. Dưới đây là một số lý do tại sao năm 2015 có thể gây thua thiệt trong đầu tư chứng khoán tại Mỹ:

1. Định giá cổ phiếu đang ở mức quá cao

1. Định giá cổ phiếu đang ở mức quá cao

Một trong những lý lẽ tốt nhất cho lý do tại sao năm 2015 sẽ là một năm xấu cho thị trường là giá cổ phiếu đang thực sự quá đắt. Hiện nay, người ta thường hay dùng biện pháp Shiller P/E, được đặt theo tên nhà kinh tế đoạt giải Nobel Robert Shiller để so sánh giá cổ phiếu với lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo cách đó, thị trường đang ở mức 26, cao hơn mức trung bình của 130 năm qua là 16, và gần với mức mà thị trường bị đổ vỡ trong quá khứ. Vào giữa năm 2007, Shiller P/E lên tới mức 27,5. Dĩ nhiên, Shiller P/E đạt 42 vào đầu năm 2000 – thời điểm xảy ra bong bóng dotcom.

2. Fed dự định tăng lãi suất

2. Fed dự định tăng lãi suất

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ lãi suất ở mức thấp hơn 7 năm qua để kích thích nền kinh tế. Trong năm 2014, một số dấu hiệu tích cực như tỷ lệ thất nghiệp giảm và niềm tin tiêu dùng tăng đã mở đường cho chính phủ kết thúc chương trình kích thích kinh tế của mình. Hồi tháng 10, Fed cho biết sẽ cắt giảm chương trình mua trái phiếu, và các nhà đầu tư đang chờ đợi để một đợt tăng lãi suất.

Gần đây, Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen cho biết ngân hàng trung ương có thể sẽ không nôn nóng việc tăng lãi suất. Các quan chức khác của Fed cũng lặp lại rằng họ nên thực hiện một chiến lược tăng lãi suất từ từ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn tỏ ra lo lắng về đợt tăng lãi suất này và bất kỳ chương trình nào từ Fed trong năm 2015 có ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán.

3. Rắc rối lớn từ Nga

3. Rắc rối lớn từ Nga

Sau một năm bạo động leo thang tại Ukraine và một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây, Nga bắt đầu năm 2015 bên bờ vực thảm họa kinh tế. Đồng rúp giảm hơn 40% về giá trị so với đồng đô la Mỹ trong năm 2014 và đà giảm vẫn tiếp tục trong năm nay.

Fortune đã suy đoán rằng cuộc đấu tranh của Nga có thể dẫn đến tình trạng bất ổn dân sự nội bộ và có thể là bất ổn tác động lớn trên thị trường toàn cầu.

Rõ ràng, đó sẽ là tin xấu đối với bất kỳ công ty phương Tây có quyền lợi ở Nga. Điều đó bao gồm các tổ chức tài chính cũng như các công ty năng lượng như Chevron và ExxonMobil. Nó cũng có thể ảnh hưởng tới các tập đoàn Mỹ như PepsiCo đã trả 5 tỷ USD để mua nhà sản xuất sữa và nước ép nhà Wimm-Bill-Dann Foods của Nga cách đây 5 năm.

4. Châu Âu vẫn đang đấu tranh

4. Châu Âu vẫn đang đấu tranh

Do tình hình ở Nga và trì trệ ở châu Âu cho thấy cuộc đấu tranh kinh tế ở nước ngoài có thể ảnh hưởng đến các thị trường Mỹ và toàn cầu. Nền kinh tế phát triển chậm chạp của châu Âu đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao và có thể dẫn đến nguy cơ giảm phát. Gần đây, lịch trình cuộc bầu cử tổng thống ở Hy Lạp đã làm dấy lên mối lo ngại rằng nước này có thể rời khỏi Eurozone và đẩy đồng euro xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong 9 năm qua.

Ngân hàng Trung ương châu Âu đã hứa sẽ giúp đưa nền kinh tế của khu vực bằng các biện pháp như chương trình mua trái phiếu tương tự như sử dụng ở Mỹ. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Âu không đồng ý rằng đây là cách tốt nhất để kích thích nền kinh tế, và khả năng rời bỏ Eurozone của Hy Lạp có thể sẽ giáng thêm một đòn khiến các thị trường châu Âu chìm dần.

5. Tăng trưởng thấp tại Trung Quốc

5. Tăng trưởng thấp tại Trung Quốc

Trung Quốc đã từng là động lực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, động lực này hiện đang ngừng lại. Chính phủ nước này đã bơm tiền cho tăng trưởng vào cuối những năm 2.000 để tránh cuộc suy thoái toàn cầu. Do đó, tăng trưởng nợ hiện nay đang hiện hữu.

Vài năm trước, tăng trưởng GDP của Trung Quốc tăng 10% mỗi năm. The Conference Board – một nhóm nghiên cứu doanh nghiệp gần đây dự báo rằng tăng trưởng sẽ sớm chậm lại ở mức 3,9%. Nhu cầu giảm từ Trung Quốc đã kéo các nền kinh tế Mỹ Latinh, Úc và Đức đi xuống. Mỹ có thể sẽ thực sự phải hứng chịu nỗi đau này.

6. Quá nhiều dầu

6. Quá nhiều dầu

Giá dầu giảm đều đặn từ năm ngoái vẫn còn tiếp diễn trong năm 2015. Nguồn cung dư thừa do sự phát triển bùng nổ của dầu đá phiến từ Mỹ và nhu cầu giảm sút của châu Á và châu Âu khiến cho giá mỗi thùng dầu thô giảm một nửa trong 6 tháng cuối năm ngoái.

Kết quả là giá dầu thô gần đây giảm xuống còn 50 USD mỗi thùng, mức thấp nhất trong vòng hơn 5 năm qua và gieo nỗi đau cho ngành năng lượng. Giá dầu giảm cũng khiến thị trường chứng khoán ảm đạm theo. Cổ phiếu của Chevron giảm 13% giá trị mỗi cổ phiếu trong vòng nửa năm qua trong khi cổ phiếu của ExxonMobil mất 17% khiến giá trị thị trường bốc hơi hàng tỷ USD./.

Vũ Hoa (theo Fortune)

Vũ Hoa (theo Fortune)

© Thời báo Tài chính Việt Nam