Nhật Bản đang nhỏ hơn chính mình 20 năm trước

10:46 | 01/04/2014 Print
Nhật Bản đang cố gắng đạt được mức lạm phát 2% dù 25 năm trước đảo quốc này đã từng chối bỏ lạm phát. Nghe có vẻ khó tin, nhưng nền kinh tế đất nước "mặt trời mọc" hiện nay đang nhỏ hơn quy mô của chính mình 20 năm về trước.

Nhật Bản

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) không thể chỉ giảm lãi suất vì lãi suất hiện nay đang là 0%. BOJ cần làm một điều gì khác theo thông lệ quen thuộc nhưng họ đã không làm mà để cho giảm phát tiếp diễn.- Ảnh: rasset.ie

Nhà kinh tế học Richard Koo từng nhận xét, Nhật Bản đã đánh mất 3 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý giá khi bong bóng Hà Thành (Heisei) bùng nổ đầu những năm 1990. Có thể lấy Mỹ làm ví dụ so sánh, khi nước này chỉ mất 1 lần GDP trong cuộc khủng hoảng tài chính 1929. Bất chấp cú sốc lớn này, Nhật Bản những năm 1990 đã xoay sở để tránh được cuộc khủng hoảng có thể theo phong cách những năm 1930 bằng việc bơm tiền vào cơ sở hạ tầng và xuất khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, điều đó chỉ giữ cho nền kinh tế ở mức đủ hỗ trợ cuộc sống, còn tăng trưởng thì vẫn giậm chân tại chỗ. Thu nhập bình quân đầu người tại Nhật Bản sau khi tăng lên trong vài thập kỷ, đã bị mất đà tăng trưởng vào những năm 1990 và không bao giờ thấy nó tăng trở lại. Hay nói một cách khác, Nhật Bản lẽ ra vẫn có thể giàu hơn nữa.

Vấn đề ở đây là việc giá giảm tại Nhật Bản. Giảm phát có vẻ như là một việc tốt cho người tiêu dùng. Ai mà chẳng thích giá rẻ hơn. Nhưng giảm phát thực sự là thảm họa cho nền kinh tế này. Trong tình huống xấu nhất, giá cả và lương đều giảm nhiều đến nỗi người dân không thể trả nợ. Nhà kinh tế học Irving Fisher gọi đó là giảm phát nợ: một vòng xoáy đi vào phá sản và thất nghiệp hàng loạt.

Trong trường hợp không phải là tồi tệ nhất khi giá giảm một chút, còn lương thì giữ nguyên, điều điều đó vẫn có thể gây tổn hại đến nền kinh tế. Người dân trì hoãn việc mua sắm và các công ty trì hoãn đầu tư khi chi phí ngày hôm nay đắt hơn ngày mai. Các hộ gia đình và doanh nghiệp khó có thể giảm nợ nếu không có lạm phát. Điều này cũng đúng nếu thậm chí lạm phát ở mức thấp tích cực hơn là mức siêu giảm phát.

Câu hỏi là tại sao Nhật Bản lại để chính mình rơi vào bẫy giảm phát như vậy? Có phải nước Nhật đã để cho giá giảm hơn mức tăng GDP thực tế, dẫn đến việc nhấn chìm nền kinh tế? Có lẽ nước Nhật sợ phải làm điều cần thiết để thoát ra khỏi tình trạng này.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) không thể chỉ giảm lãi suất, vì lãi suất hiện nay đang là 0%. BOJ cần làm một điều gì khác theo thông lệ quen thuộc, nhưng họ đã không làm mà để cho giảm phát tiếp diễn.

Phải mất 15 năm để BOJ nhận ra rằng đến lúc ngân hàng này phải hành động để đẩy lùi giảm phát. Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe đã coi việc xóa bỏ giảm phát như một ưu tiên hàng đầu. Trong năm qua, BOJ đã tuyên bố sẽ làm bất cứ giá nào để ngăn giá giảm và làm cho tăng trở lại. BOJ cũng đưa ra mục tiêu lạm phát 2% và sẽ tiếp tục mua trái phiếu dài hạn cho đến khi đạt được lạm phát.

Giải pháp này đã phát huy tác dụng, kéo thị trường chứng khoán tăng mạnh. Lạm phát cơ bản ở mức cao nhất trong vòng 15 năm qua. Công nhân bắt đầu có nhu cầu và cố gắng để được tăng lương. Nhưng những kết quả này là chưa đủ khi tờ Brooking ước tính, mức lạm phát này chỉ đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2013 của Nhật thêm 1%. Đây là một khởi đầu tốt nhưng Nhật Bản vẫn ở mức xa so với tiềm năng của nước này.

Giá cả tại Nhật Bản sắp thấp hơn mức có thể nếu nước này có được mức lạm phát 2% từ 20 năm trước. Nước Nhật cần một cú sốc lớn, nếu không họ sẽ mãi mắc kẹt trong cái bẫy của sự rụt rè như Krugman từng nói.

Điều duy nhất người Nhật phải lo sợ là ở mức lạm phát 3%.

Vũ Hoa (Theo The Atlantic)

Vũ Hoa (Theo The Atlantic)

© Thời báo Tài chính Việt Nam