Chỉ số giá lương thực thế giới lên mức cao nhất trong gần 7 năm qua

21:54 | 04/02/2021 Print
Giá lương thực thế giới trong tháng 1 vừa qua đã tăng tháng thứ 8 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần 7 năm qua, chủ yếu do ngũ cốc, đường và dầu thực vật tăng giá.

lương thực

Người dân mua nhu yếu phẩm tại một siêu thị ở Dải Gaza.

Trong tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2021, BoE cho biết vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,1%, đồng thời giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Anh cho năm nay từ mức 7,25% xuống còn 5%.

BoE cảnh báo đại dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi tiêu, thu nhập và việc làm tại Anh.

Kinh tế Anh bị tác động nặng nề sau khi nhà chức trách áp đặt đợt phong tỏa đầu tiên vào cuối tháng 3 năm ngoái để phòng dịch COVID-19 và gia hạn biện pháp này đến giữa tháng 6/2020.

Hồi tháng 1, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố số liệu chính thức cho thấy nợ công của Chính phủ Anh tiếp tụcTheo số liệu của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 4/2, chỉ số giá lương thực - đo mức thay đổi hàng tháng đối với các mặt hàng ngũ cốc, hạt có dầu, các sản phẩm từ sữa, thịt và đường, trong tháng 1 đạt trung bình 113,3 điểm, cao hơn so với mức 108,6 điểm của tháng 12/2020.

Trong tháng 1, giá ngũ cốc tăng 7,1% so với tháng trước đó do giá ngô lên cao, và tăng hơn 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá ngũ cốc bị đẩy lên cao là do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh và sản lượng của Mỹ thấp hơn dự báo.

Giá lúa mỳ trong tháng vừa qua cũng tăng 6,8%, chủ yếu do nhu cầu toàn cầu tăng mạnh. Giá đường tăng 8,1% do lo ngại về triển vọng sản xuất của các nước Liên minh châu Âu (EU), Nga và Thái Lan, cũng như điều kiện thời tiết không thuận lợi tại Nam Mỹ khiến nhu cầu nhập khẩu tăng cao.

Trong khi đó, giá dầu thực vật tăng 5,8% lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2012, một phần do sản lượng dầu cọ giảm ở Indonesia và Malaysia. Giá các sản phẩm bơ sữa cũng tăng 1,6% do nhu cầu lớn ở Trung Quốc trước thềm Tết Nguyên đán ở nước này.

Giá thịt ghi nhận mức tăng 1%, chủ yếu là thịt gia cầm tăng giá sau khi bùng phát các đợt dịch cúm gia cầm ảnh hưởng đến xuất khẩu của một số quốc gia châu Âu.

FAO cũng đã điều chỉnh dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong năm 2020 ở mức 2,744 tỷ tấn, tăng so với mức 2,742 tỷ tấn đưa ra hồi tháng 12/2020. Mức tiêu thụ ngũ cốc trên toàn thế giới trong giai đoạn 2020 - 2021 ước tính đạt 2,761 tỷ tấn so với mức dự báo 2,744 tỷ tấn.

Dự báo trữ lượng ngũ cốc thế giới vào cuối mùa vụ 2021 là 802 triệu tấn, giảm so với dự báo hơn 866 triệu tấn./.ăng mạnh lên hơn 34 tỷ bảng Anh (gần 47 tỷ USD) trong tháng 12/2020, kéo theo tổng nợ công tăng lên mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ, trong bối cảnh nước này thực hiện nhiều biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ nền kinh tế bị suy giảm mạnh do dịch COVID-19.

Tổng nợ công của Chính phủ Anh trong 9 tháng tính đến cuối tháng 12 năm ngoái đã lên tới 271 tỷ bảng Anh, tăng 213 tỷ bảng Anh so với cùng kỳ năm trước. Với số liệu mới nhất, tổng nợ công của Anh chính thức tăng lên mức trên 99% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Nhằm giảm thiểu tác động của dịch COVID-19, Chính phủ Anh đã ban hành chương trình hỗ trợ lương cho lao động, theo đó dành phần lớn khoản chi ngân sách nhằm duy trì việc làm cho hàng triệu người làm việc trong lĩnh vực tư nhân bị ảnh hưởng do đại dịch.

Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cho biết chính phủ đã đầu tư 280 tỷ bảng Anh để bảo vệ việc làm và sinh kế của người dân trên khắp cả nước, đồng thời hỗ trợ nền kinh tế và dịch vụ công. Ông Sunak lưu ý đây là khoản chi ngân sách cần thiết, song nhấn mạnh chính phủ sẽ tìm cách thức ổn định nền tài chính công một khi kinh tế đất nước bắt đầu phục hồi./.

Theo TTXVN

Theo TTXVN

© Thời báo Tài chính Việt Nam