Chứng khoán tuần: Thấy gì qua giao dịch gây sốc của cổ phiếu ngân hàng

11:08 | 09/05/2021 Print
Tuần qua tuy chỉ có 4 phiên giao dịch và VN-Index tăng không đáng kể, nhưng thị trường lại gây bất ngờ lớn với giao dịch của nhóm cổ phiếu ngân hàng.

CK

Ấn tượng lớn nhất của cổ phiếu ngân hàng là thanh khoản chứ không phải giá. Chưa khi nào nhóm này đạt ngưỡng giao dịch lớn như 4 phiên gần đây. Thậm chí một số mã giao dịch trung bình cả ngàn tỷ đồng mỗi ngày, là nhân tố quan trọng duy trì mức thanh khoản chung của thị trường gần tương đương thời điểm đạt đỉnh cao lịch sử.

Thực vậy, trong khi hầu hết các cổ phiếu đều giảm thanh khoản, duy nhất HPG và các mã ngân hàng như VPB, STB, CTG, TCB xuất hiện giao dịch cực lớn. VPB dẫn đầu nhóm với tổng giao dịch qua 4 phiên lên tới 6.726,2 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày khớp lệnh gần 1.681,6 tỷ đồng; TCB đứng thứ 2 với trung bình 1.226,7 tỷ đồng mỗi phiên; STB thứ 3 với 1.143,9 tỷ đồng. Chỉ duy nhất HPG mới có thể sánh vai với các mã ngân hàng này, khớp lệnh gần 1.615,4 tỷ đồng/phiên.

Nhóm ngân hàng còn lại cũng giao dịch khá lớn, như MBB đạt trung bình 738,3 tỷ đồng/phiên, ACB đạt 408,5 tỷ đồng/phiên, LPB đạt 369,4 tỷ đồng/phiên. Những cổ phiếu khác tương đối thấp so với mặt bằng này.

Tính chung các mã ngân hàng niêm yết, tuần đầu tiên của tháng 5 giá trị giao dịch chiếm khoảng 46% thị trường trong khi tính từ đầu năm, tỷ trọng chỉ khoảng 30%. Đây là mức gia tăng đột biến về thanh khoản.

Nhờ giao dịch lớn của các mã ngân hàng tuần qua, thanh khoản chung của hai sàn đạt trung bình 21.310 tỷ đồng khớp lệnh mỗi ngày, tăng khoảng 22% so với trung bình tuần trước (cũng có 4 phiên giao dịch). Đây là mức thanh khoản tương đương với hai tuần đầu tiên của tháng 4, sau khi sàn HoSE bắt đầu được tăng công suất.

Mặc dù giao dịch rất lớn nhưng tốc độ tăng giá của cổ phiếu ngân hàng rất khác nhau. Trong 4 phiên đạt thanh khoản khổng lồ vừa qua, TCB là mã tăng giá tốt nhất với +14,76%, kế đó là HDB với 10,1%, CTG tăng 7,35%, TPB tăng 6,2%, VPB tăng 5,13%, MBB tăng 4,12%. Những mã ngân hàng hàng đầu như VCB, BID lại đều giảm giá.

Như vậy, có thể thấy thanh khoản không nhất thiết đi cùng với tốc độ tăng giá. Tuy nhiên TCB là cổ phiếu ấn tượng nhất, cân bằng giữ thanh khoản và tốc độ tăng giá. Tuy vậy TCB không phải là mã bứt phá mạnh nhất trong ngắn hạn. VPB mới là cổ phiếu xuất sắc nhất khi xác lập 8 phiên tăng liên tục với biên độ hơn 26,1%, dù phiên cuối tuần qua có giảm nhẹ 0,5%.

VPB tăng giá có câu chuyện riêng liên quan đến việc bán 49% vốn tại FE Credit, hứa hẹn sẽ tạo lợi nhuận tốt. Cổ phiếu này đã phản ứng sớm trước khi thông tin được công bố chính thức. VPB tăng gần như liên tục từ cuối tháng 3/2021 tới nay với duy nhất 1 nhịp điều chỉnh 2,3% trong 2 phiên 15-16/4. Tính chung nhịp tăng gần nhất kể từ nhịp điều chỉnh nói trên, VPB đã đi lên tới 25,6% giá trị, vượt xa tất cả các cổ phiếu ngân hàng khác. Kể cả TCB trong cùng thời gian cũng chỉ tăng 16,3%.

Có thể chia biến động giá của nhóm ngân hàng gần đây thành hai loại. Loại thứ nhất là những mã có câu chuyện riêng giống như VPB. Loại thứ hai là các mã “ăn theo” biến động chung và hưởng lợi từ dòng tiền tập trung vào.

Điểm chung của các cổ phiếu ngân hàng là kết quả kinh doanh quý 1 rất khả quan. Tuy nhiên đây chưa hẳn là động lực giúp các mã này tăng giá nhiều như vậy. Bằng chứng là kết quả kinh doanh công bố sớm hầu hết phản ánh vào giá ngay từ cuối tháng 3 đầu tháng 4. Nửa cuối tháng 4 khi số liệu chính thức công bố, rất nhiều mã ngân hàng đã quay đầu điều chỉnh.

Tuy nhiên dòng tiền lại đổ dồn vào các cổ phiếu này trong hai tuần gần đây cho thấy đang có sự dịch chuyển vốn trên thị trường. Với ngưỡng giao dịch cả ngàn tỷ đồng mỗi ngày thì khó có thể nói tuần túy do nhà đầu tư cá nhân tạo ra. Có thể các quỹ đầu tư, nhất là các quỹ ETF nội đang có nhiều cổ phiếu ngân hàng trong danh mục đã thu hút thêm được vốn. Những quỹ như Diamond hay Finlead có thể đang mua vào mạnh.

Đà tăng giá nhanh của một số mã ngân hàng có tính thị trường cao như VPB, TCB đã kích thích dòng tiền vào chung cho cả nhóm ngân hàng, dù những mã còn lại không thật sự mạnh. Nhà đầu tư đã không thể tìm thấy cơ hội ngắn hạn rõ ràng nào suốt nhiều tuần nay, nên cổ phiếu ngân hàng đã trở thành lựa chọn tốt nhất trong số những cơ hội kém.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 7/5

Giá đóng cửa ngày 29/4

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 7/5

Giá đóng cửa ngày 29/4

Mức tăng (%)

ABS

48.75

65

-25

DTL

18.5

14.85

24.58

PXT

2.05

2.5

-18

AGM

18.45

15

23

HOT

27.05

32.9

-17.78

TGG

4.35

3.75

16

LCM

2.4

2.88

-16.67

NAF

24

20.7

15.94

CIG

7.8

9

-13.33

HSG

36.7

31.75

15.59

SJF

3.4

3.92

-13.27

NKG

30

26

15.38

HQC

3.39

3.88

-12.63

TCB

47.05

41

14.76

FTM

2.67

3.05

-12.46

FIR

30.3

26.7

13.48

VPH

5.15

5.84

-11.82

TLH

17.3

15.35

12.7

HAI

4.65

5.2

-10.58

DGC

68.4

60.7

12.69

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 7/5

Giá đóng cửa ngày 29/4

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 7/5

Giá đóng cửa ngày 29/4

Mức tăng (%)

HLY

10.9

17

-35.88

THS

22.1

15.2

45.39

MPT

2

2.7

-25.93

CTC

7.3

5.2

40.38

KDM

8.1

10.4

-22.12

ECI

20.1

15.2

32.24

ACM

3.2

3.8

-15.79

HTP

23.7

18.9

25.4

VE9

2.7

3.2

-15.63

QST

12.1

10

21

TTT

47.5

55.8

-14.87

VHE

10.7

9.1

17.58

MCO

3.6

4.2

-14.29

GLT

29.6

25.2

17.46

CET

6.1

7.1

-14.08

MEL

15

13.1

14.5

KTT

9

10.4

-13.46

L43

5.7

5

14

BII

8.1

9.2

-11.96

EVS

18.6

16.4

13.41

Lẽ dĩ nhiên lượng tiền đổ vào đột biến trong ngắn hạn sẽ giúp giá tăng vọt bất ngờ. Tuy nhiên đây là một hiện tượng hay thật sự là một xu hướng thì vẫn chưa rõ ràng. Ngay cả VPB có xu thế tăng giá mạnh mẽ kéo khá dài, nhưng cũng chỉ đến tuần qua thì mới gia tăng thanh khoản đột biến. Trong nhóm ngân hàng, BID, VCB, SHB lại là những sai lầm khi giá giảm. Các mã này chỉ tăng được 1-2 phiên cùng với các mã dẫn dắt khác sau đó lại giảm mạnh ngay. STB, LPB, ACB thanh khoản cũng vượt trội so với bình quân nhưng giá hầu như không tăng tuần qua.

Như vậy, hiện tượng cổ phiếu ngân hàng có thể chỉ là những biến động nhất thời và khó có chuyện tăng luân phiên giữa các mã. Thanh khoản là điều quan trọng nhất. Nếu thanh khoản bắt đầu suy yếu, nghĩa là dòng tiền bất ngờ đang đi đến đỉnh điểm. Sự sụt giảm dòng tiền sẽ nhanh chóng dập tắt những con sóng ngắn hạn, hoặc chí ít cũng hạ nhiệt để đưa nhóm này trở lại với mặt bằng chung.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

26.4.2021

19,168.6

1,334.8

1,621.6

27.4.2021

14,739.3

1,307.7

1,012.4

28.4.2021

15,951.9

1,568.0

1,174.6

29.4.2021

19,801.6

1,447.0

1,823.5

4.5.2021

20,608.7

1,331.5

1,843.6

5.5.2021

21,366.3

861.5

1,593.5

6.5.2021

20,025.2

1,135.2

2,171.4

7.5.2021

23,238.6

1,363.0

1,842.4

Trọng Nghĩa

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam