Chứng khoán tuần: Chờ dòng vốn quay lại blue-chips

10:20 | 14/03/2021 Print
Tăng chung cuộc gần 13 điểm tuần qua nhưng VN-Index vẫn khiến nhà đầu tư thất vọng khi không thể bứt phá dứt khoát hơn để tạo nên thử thách vượt đỉnh. Khoảng cách vẫn còn gần 20 điểm nữa.

CK

Động lực chính để thị trường có thể tăng vượt đỉnh chính là sức mạnh ở nhóm cổ phiếu lớn. Cho đến khi nào dòng tiền chưa quay lại, cổ phiếu blue-chips tiếp tục dao động yếu thì cơ hội vượt đỉnh còn rất xa.

Tuy nhiên tuần qua lại có một dấu hiệu khá tích cực, đó là sự vận động mạnh mẽ trở lại của nhóm blue-chips VN30. Nhóm này đã thoái trào rõ rệt kể từ đầu tháng 3, nhường chỗ cho sự trỗi dậy của các cổ phiếu đầu cơ nhỏ. Điều này được cho là xuất phát từ việc rủi ro nâng lô giao dịch tối thiểu khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ xa lánh blue-chips. Tuần này thị trường đón nhận thông tin giải pháp nâng lô sẽ không được chọn và các mã thuộc VN30 có chiều hướng giao dịch tích cực trở lại.

Một trùng hợp thú vị là trong 4 chỉ số chính của sàn HSX là VN-Index, VN30-Index, VNMidcap, VNSmallcap, thì cả hai chỉ số Midcap và Smallcap đều đã vượt đỉnh tháng 1/2021. Trong khi đó cả VN-Index và VN30-Index đều đang gặp khó khăn. Chỉ riêng sự lệnh pha này cũng cho thấy dấu hiệu tách nhóm cổ phiếu cũng như ưu tiên của nhà đầu tư ngắn hạn.

Vì vậy, thị trường – hay chỉ số VN-Index – muốn vượt đỉnh thì cơ hội duy nhất là Vn30-Index tăng tốt hơn và cũng vượt đỉnh. Động lực của các chỉ số này lại nằm tại nhóm vốn hóa lớn nhất. Tuần qua, trong Top 10 vốn hóa của VN-Index thì chỉ có VHM tăng 1,52%, BID tăng 2,24%, TCB tăng 2,17%, HPG tăng 0,98%, GVR tăng 6,4%. Còn lại, CTG giảm 0,13%, VIC giảm 0,38%, VCB giảm 0,62%, VNM giảm 0,78%, GAS giảm 1,51%. Sự phân hóa còn diễn ra ngay trong nội bộ nhóm cổ phiếu dẫn dắt thì cơ hội cũng trở nên mong manh.

Điều quan trọng nữa là dòng tiền vẫn chưa có dấu hiệu quay trở lại blue-chips một cách bền vững. Dòng tiền của blue-chips có sự tương đồng chặt chẽ với khả năng thị trường giá tăng. Chẳng hạn trong tuần VN-Index đạt đỉnh lịch sử từ 11-15/1 vừa qua, giá trị khớp lệnh trung bình của VN30 vào khoảng 7.000 tỷ đồng/phiên. Trong 3 tuần trước vào sau khi thị trường tạo đỉnh, giá trị khớp rổ này từ 7.000 tỷ đến 7.500 tỷ đồng/phiên. Cho đến tuần qua, mức giao dịch trung bình tại rổ VN30 chỉ là 5.945 tỷ đồng/phiên.

vn30

Mặt bằng thành khoản của VN30 đang giảm đi rõ rệt.

Thực ra logic của vấn đề này rất đơn giản. Nhà đầu tư bỏ nhiều tiền vào mua các blue-chips thì cơ hội cho cổ phiếu nhóm này tăng giá cũng nhiều hơn. Giá blue-chips tăng thì VN-Index có được nhiều điểm số hơn. Do blue-chips đa số có thị giá rất cao, nên lượng tiền cần có để mua cũng gấp nhiều lần cùng một số lượng nhưng với penny thị giá thấp hơn. Đó là lý do tại sao dòng tiền lại quan trọng hơn khối lượng và không đồng nhất với khối lượng giao dịch.

Khi dòng tiền vào blue-chips nhỏ thì dù giá cổ phiếu có tăng cũng không bền vững. Nguyên nhân là do diễn biến tăng trên nền thanh khoản thấp chủ đạo là nhờ nhà đầu tư ít bán ra. Ngược lại, do ít bán nên khối lượng lại tích lũy dần lên cao và đến lúc cùng chốt lời, giá lại sụt giảm do lực mua không đủ. Diễn biến như vậy phần nào đã thể hiện ở phiên cuối tuần qua: Giá hôm thứ Năm tăng rất tốt nhưng thanh khoản thấp. Đến ngày cuối tuần nhà đầu tư chốt lời thêm đã vượt quá khả năng mua trên tham chiếu, dẫn đến cổ phiếu giảm và chỉ số giảm.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 12/3

Giá đóng cửa ngày 5/3

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 12/3

Giá đóng cửa ngày 5/3

Mức tăng (%)

RIC

29.95

42.95

-30.27

NHA

41.5

30.4

36.51

NVT

10

11.8

-15.25

SGR

33.8

25.3

33.6

LGC

67

77.9

-13.99

CIG

4.8

3.68

30.43

PTC

9.8

11.2

-12.5

HAP

10.95

8.66

26.44

RDP

12.2

13.6

-10.29

DAH

5.36

4.36

22.94

BMC

18.8

20.7

-9.18

TMT

7.9

6.44

22.67

VAF

9.43

10.35

-8.89

ADS

18.9

15.8

19.62

DQC

22.7

24.9

-8.84

HQC

3.08

2.6

18.46

SHI

12.25

13.3

-7.89

OCB

24.7

21.15

16.78

BKG

11.35

12.2

-6.97

HID

4.1

3.53

16.15

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 12/3

Giá đóng cửa ngày 5/3

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 12/3

Giá đóng cửa ngày 5/3

Mức tăng (%)

HLY

13

21.6

-39.81

APP

8.6

5.5

56.36

VTS

15.3

22.9

-33.19

C92

6.6

4.5

46.67

DL1

13.4

18

-25.56

L43

7.5

5.3

41.51

SVN

3.7

4.6

-19.57

NHA

41.5

30.4

36.51

VE1

6.4

7.2

-11.11

KTT

8.9

6.6

34.85

HKT

7.5

8.4

-10.71

CTP

6

4.5

33.33

V12

10.5

11.7

-10.26

HOM

5.1

4

27.5

LBE

38

42.2

-9.95

DZM

6.2

5

24

TFC

6.5

7.2

-9.72

PBP

10

8.1

23.46

PTS

10

11

-9.09

CET

5.3

4.3

23.26

Một chút lợi thế mới xuất hiện tuần qua trong nhóm blue-chips là áp lực bán của khối ngoại đang giảm đi. Suốt từ khi thị trường đạt đỉnh tháng 1 đến nay, đây là tín hiệu tốt nhất. Tuần qua riêng VN30 vẫn bị bán ròng qua khớp lệnh khoảng 2.954 tỷ đồng, vẫn tăng gần 24% so với tuần trước đó. Tuy nhiên lực bán mạnh nhất là ở hai phiên đầu tuần (bán ròng gần 2.051 tỷ đồng, chiếm 69% tổng mức bán ròng cả tuần) và đến cuối phiên thì nhỏ đi trông thấy. Đây cũng là tuần mà quỹ ETF FTSE có thể thực hiện tái cơ cấu danh mục. Tuần tới đến lượt cả quỹ V.N.M. Hai quỹ này đều bán ròng tổng thể do tỷ lệ nắm giữ trên thị trường Việt Nam đang cao hơn tỷ lệ cho phép. Nếu tuần cuối tháng 3 quy mô bán ròng của khối ngoại giảm đi thì tín hiệu sẽ rõ nét hơn.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

1.3.2021

16,675.9

938.7

1,167.9

2.3.2021

15,689.9

748.1

1,490.1

3.3.2021

15,526.2

707.3

1,192.4

4.3.2021

17,961.0

808.0

1,073.4

5.3.2021

16,241.0

727.9

2,042.7

8.3.2021

16,509.6

599.1

1,820.6

9.3.2021

15,903.9

464.6

1,681.1

10.3.2021

15,384.8

785.6

1,267.3

11.3.2021

16,164.8

547.6

943.7

12.3.2021

15,488.6

604.4

850.2

Trọng Nghĩa

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam