Chứng khoán tuần: Áp lực bán ròng từ khối đầu tư nước ngoài

11:13 | 07/03/2021 Print
Thị trường tuần qua không xấu, VN-Index vẫn tăng nhẹ 0,22 điểm và đi ngang tuần thứ hai liên tiếp kể từ sau tết. Điều gây ức chế có lẽ là một lần nữa thị trường lại tỏ ra yếu ớt trước ngưỡng kháng cự tâm lý 1.200 điểm.

CK

Đỉnh cao nhất VN-Index đạt được tuần qua là 1.196,16 điểm, rất sát ngưỡng kháng cự tâm lý. Thị trường cũng giao dịch dồn vào hai phiên then chốt duy nhất, là phiên đầu tuần chỉ số tăng 17,7 điểm và phiên áp chót tuần (4/3) chỉ số giảm 18,45 điểm. Các phiên còn lại biến động rất ít.

Diễn biến nói trên của VN-Index cũng trùng hợp rất đáng chú ý tới diễn biến bên ngoài. Cụ thể, ngày 1/3 chứng khoán Mỹ cũng tăng rất mạnh (S&P500 tăng 2,4%). Ngày 4/3 chỉ số này cũng giảm 1,3%. Thị trường trong nước chịu tác động sớm của diễn biến trên thị trường tương lai các chỉ số chứng khoán Mỹ. Ngay phiên đảo chiều phục hồi tích cực cuối tuần qua của VN-Index cũng có ảnh hưởng lớn từ diễn biến này.

Sự trùng hợp này cũng không có gì bất ngờ vì sau khi chứng khoán thế giới đạt đỉnh đúng vào ngày cuối kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Việt Nam, giới đầu tư đã chuyển hướng quan tâm sang tới các diễn biến bên ngoài. Ví dụ thị trường chứng khoán Mỹ sẽ cho thấy khả năng phản ứng với những thông tin hỗ trợ tối đa, trong đó có gói kích cầu 1.900 tỷ USD đã đi được nửa chặng đường khi thông qua trên thượng viện.

Giới đầu tư toàn cầu về cơ bản có sự kỳ vọng giống nhau về khả năng nới lỏng tiền tệ kéo dài và khống chế dịch bệnh phục hồi tăng trưởng. Vì vậy nếu chứng khoán Mỹ cũng đạt đỉnh và điều chỉnh giảm bất chấp các thông tin hỗ trợ mạnh thì các thị trường khác cũng rất khó để tăng trưởng.

Trong nước, chứng khoán Việt chứng kiến các động thái mạnh mẽ bất ngờ từ nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư trong nước ít quan tâm tới diễn biến lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, nhưng dòng vốn ngoại thì khác. Đang có sự cơ cấu dòng vốn đầu tư mạnh mẽ, khi thị trường trái phiếu bị rút vốn đồng thời các thị trường chứng khoán quốc tế hút vốn khỏi các thị trường mới nổi hay cận biên.

sp500

Chỉ số S&P500 của Mỹ đang có nguy cơ đạt đỉnh.

Theo thống kê của SSI, tính chung tháng 2 đầu năm, cổ phiếu Việt Nam vẫn có khoảng 12,3 triệu USD vốn vào nhờ dòng vốn vào ETF (+32 triệu USD). Tuy vẫn là tháng thứ 4 liên tiếp có vốn vào nhưng quy mô đã giảm mạnh so với mức rất cao của tháng 12/2020 và tháng 1/2021. Đáng chú ý là xu hướng rút ròng khá mạnh trong nửa cuối tháng 2 ở cả các quỹ chủ động và ETF. Đối với các quỹ ETF, quỹ VFM VN30 bị rút ròng 673 tỷ đồng trong tháng 2, phần lớn do nhà đầu tư Hàn Quốc rút tiền khỏi quỹ KIM Kindex Vietnam VN30 ETF và do đó gián tiếp bị rút khỏi VFMVN30.

Dòng vốn đầu tư chủ động là một điểm rất tiêu cực khi có 6 tháng bán ròng liên tiếp. Thống kê chỉ riêng trên sàn HSX, từ đầu năm 2021 đến nay nhà đầu tư nước ngoài đã rút ròng 9.483,6 tỷ đồng khỏi các cổ phiếu. Trong khi đó các quỹ ETF nội được mua ròng 3.690,2 tỷ đồng. Các quỹ ETF nội duy trì dòng vốn tích cực trong đó VFM Diamond ETF hút ròng 1.270 tỷ đồng. Tổng hợp đến hết tuần qua, sàn HSX vẫn bị rút ròng 5.702,4 tỷ đồng.

Áp lực của hoạt động rút vốn lên thị trường là có thật. Tuần qua tổng giá trị bán ra của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 11,4% tổng giá trị giao dịch sàn HSX. Đây là tỷ lệ rất cao vì khi nhà đầu tư trong nước bùng nổ giao dịch, dù khối ngoại bán ra rất lớn nhưng tỷ trọng lại thấp dưới 10%. Nhìn con số tuyệt đối mức bán ròng cả ngàn tỷ đồng mỗi tuần tuy lớn, nhưng lại có tỷ trọng thấp trong bức tranh chung. Ngược lại, hiện tại giao dịch của nhà đầu tư trong nước giảm xuống, khối ngoại bán ròng không tăng lên nhiều, nhưng áp lực lại tăng thông qua tỷ trọng tăng lên.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 5/3

Giá đóng cửa ngày 26/2

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 5/3

Giá đóng cửa ngày 26/2

Mức tăng (%)

HPX

34.3

38.1

-9.97

TLH

11.8

8.46

39.48

HSL

6.4

6.94

-7.78

NVT

11.8

8.48

39.15

NNC

33.4

36.15

-7.61

BMC

20.7

14.95

38.46

LGC

77.9

84

-7.26

RDP

13.6

9.84

38.21

DIG

30.5

32.75

-6.87

DQC

24.9

18.5

34.59

IJC

29.25

31.4

-6.85

POM

18.65

14.55

28.18

GIL

65.5

69.5

-5.76

HAP

8.66

6.8

27.35

L10

16.05

17

-5.59

PTC

11.2

8.91

25.7

SAB

176.5

186.5

-5.36

DCM

16.8

13.5

24.44

DXG

22.25

23.5

-5.32

DTA

8.46

6.8

24.41

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 5/3

Giá đóng cửa ngày 26/2

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 5/3

Giá đóng cửa ngày 26/2

Mức tăng (%)

HLY

21.6

36.2

-40.33

SPI

7.9

5

58

UNI

12.2

15.9

-23.27

KTT

6.6

4.2

57.14

MHL

3.3

4.2

-21.43

VE1

7.2

4.6

56.52

MED

40

48.8

-18.03

SVN

4.6

3

53.33

PSW

8.1

9.8

-17.35

KVC

2.8

1.9

47.37

DNC

45

50

-10

L43

5.3

3.6

47.22

L61

7.3

8.1

-9.88

VC7

12.5

9.1

37.36

PCG

5.5

6.1

-9.84

FID

2.6

1.9

36.84

HKT

8.4

9.3

-9.68

LAS

11.4

8.4

35.71

VCC

13

14.3

-9.09

PTS

11

8.3

32.53

Thị trường đang có sự “thay máu” mạnh mẽ về dòng vốn. Chỉ riêng năm 2020, sàn HSX đã bị rút đi ròng gần 15.741 tỷ đồng. Thêm trên 5.700 tỷ đồng nữa trong hơn 2 tháng đầu năm 2021, nâng con số lên gần 1 tỷ USD. Thị trường chứng khoán vẫn tăng tốt, thậm chí VN-Index ở sát mức cao nhất trong lịch sử, nghĩa là đã có sự chuyển đổi giá trị giữ nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Phải có một lượng vốn trong nước khổng lồ được bơm vào thị trường để bù đắp vào lượng vốn rút đi nói trên.

Với áp lực bán của khối ngoại đang duy trì liên tục, động lực của thị trường sẽ chỉ phụ thuộc vào nhà đầu tư trong nước. Tiêu điểm sẽ hội tụ ở nhóm cổ phiếu blue-chips vì khối ngoại đang bán ròng lớn nhất ở đây. Trong hai tuần gần nhất, VN-Index không thể vượt 1.200 điểm do ảnh hưởng lớn từ mức giảm của VCB, VHM, VNM, VIC, SAB, BID, MSN. Đó là các cổ phiếu chịu áp lực bán không nhỏ từ khối ngoại.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

22.2.2021

15,675.4

633.0

1,229.7

23.2.2021

16,354.6

527.6

1,229.7

24.2.2021

16,429.9

460.9

1,132.4

25.2.2021

14,439.5

578.4

1,040.7

26.2.2021

15,682.9

733.9

1,194.3

1.3.2021

16,675.9

938.7

1,167.9

2.3.2021

15,689.9

748.1

1,490.1

3.3.2021

15,526.2

707.3

1,192.4

4.3.2021

17,961.0

808.0

1,073.4

5.3.2021

16,241.0

727.9

2,042.7

Trọng Nghĩa

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam