Huy động tài chính xanh: thách thức và giải pháp

13:57 | 04/07/2013 Print
Chiến lược về tăng trưởng xanh đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 9/2012. Hơn 9 tháng sau phê duyệt, chiến lược này vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Huy động tài chính xanh vừa là cơ hội nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động này.

Sử dụng năng lượng gió nhằm hỗ trợ huy động tài chính xanh

Khó khăn thu hút tài chính xanh

Theo bà Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương, chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả sử dụng hiệu quả tài nguyên. Tiềm năng tăng trưởng xanh là rất lớn, đặc biệt là đầu tư vào năng lượng tái tạo bởi hiệu suất sử dụng năng lượng còn cao, tiềm năng về năng lượng gió, năng lượng mặt trời là đáng kể.

Ông Phạm Hoàng Mai, Vụ Trưởng Vụ khoa học giáo dục, tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên môi trường cho biết, chính phủ đầu tư 1 tỷ USD cho các dự án và chương trình Biến đổi khí hậu mỗi năm bao gồm: trồng rừng, thủy lợi, xử lý rác thải, nước thải sử dụng năng lượng hiệu quả.

Trong năm 2013 này, phân bổ 20 triệu USD cho các dự án biến đổi khí hậu. Việt Nam đã nhận được hỗ trợ khí hậu quốc tế dưới dạng ODA từ năm 1993 với giá trị khoảng 2 tỷ USD với 50 nhà tài trợ, tổ chức quốc tế. Hầu hết các khoản tài chính khí hậu là dành cho mục đích thích ứng.

Các chuyên gia đánh giá, tài chính và ngân hàng xanh là công cụ để bổ sung thêm nguồn lực thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, khó khăn trong việc thiếu thu hút nguồn tài chính cùng các rào cản chính sách đối với các nhà đầu tư nội địa và quốc tế, hạn chế về năng lực, chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư …

Bà Hồng cho biết, tài chính và ngân hàng xanh còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam. Thậm chí giải pháp về tài chính xanh còn ít, chưa có giải pháp ngân hàng xanh trong chiến lược tăng trưởng xanh.

Các ngân hàng thương mại truyền thống chưa sẵn sàng cung ứng sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh. Tuy nhiên, bước đầu đã có một số nỗ lực về tài chính xanh từ phía nhà nước, doanh nghiệp như quỹ bảo vệ môi trường, quỹ đổi mới công nghệ.

Cải cách tài khóa xanh

Đề xuất về giải pháp, ông Mai cho rằng, trong 10 chương trình ưu tiên cho chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam cần trú trọng thực hiện chương trình xây dựng cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực cho tăng trưởng xanh; xác lập khuôn khổ cho tiêu chí về các dự án cho tăng trưởng xanh; xây dựng chính sách thuế xanh, các chính sách tài khóa xanh bao gồm cả cơ chế giá ưu đãi cho năng lượng sạch.

Đại diện của cơ quan hợp tác Đức, GIZ, ông Jacquenline Cotrell nêu quan điểm, các biện tăng thu bằng các biện pháp xanh hơn và chi xanh hơn thông qua cải cách tài khóa xanh. Việc cải cách thuế môi trường và cải cách trợ cấp như lộ trình cho một nền kinh tế xanh.

Cụ thể về mặt tài khóa, cần giảm các yếu tố ngoại vi như chi phí nội bộ, giảm sự méo mó thị trường; hiện đại hóa và đổi mới công nghệ. Các khoản thu có thể được sử dụng để giảm thâm hụt ngân sách; phát triển kinh tế chất lượng cao và bền vững.


Ngô Huệ

Ngô Huệ

© Thời báo Tài chính Việt Nam