Đẩy mạnh kết nối để hỗ trợ người nông dân trong bối cảnh dịch Covid-19

15:43 | 31/08/2021 Print
Các nhà bán lẻ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần mạnh dạn liên kết với Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kết nối, tiêu thụ nông sản; các sở nông nghiệp sớm hình thành các tổ liên kết với tổ công tác này, giúp hỗ trợ người dân thực hiện nhanh chóng các đơn hàng.
Bộ NN&PTNT
Quang cảnh hội nghị trực tuyến sáng ngày 31/8. Ảnh: Phúc Nguyên

Hình thành 1.344 đầu mối cung cấp mặt hàng nông lâm thủy sản

Tại buổi ra mắt diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sáng 31/8, ông Lê Hữu Toàn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang chia sẻ, tỉnh này bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 từ ngày 19/7. Ngay lập tức, tỉnh đã thành lập tổ chỉ đạo sản xuất kết nối tiêu thụ nông sản. Cho đến nay, tỉnh đã tiêu thụ khoảng 415.000 tấn nông sản, qua đó kết nối tiêu thụ khoảng 65% sản lượng cho thị trường trong tỉnh, phối hợp với CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật) các tỉnh và Tổ công tác 970 của Bộ NN&PTNT kết nối tiêu thụ 35% cho thị trường các tỉnh khác.

“Thông qua việc đồng hành với các hợp tác xã (HTX), các doanh nghiệp để gom nông sản phân phối tiêu thụ trong tỉnh và phối hợp với Tổ công tác 970 để phân phối tới các tỉnh khác, tỉnh Kiên Giang đánh giá hoạt động kết nối tiêu thụ rất hiệu quả” - ông Toàn nhận định.

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đánh giá, hoạt động kết nối cung cầu, với sự hỗ trợ của các tỉnh, đặc biệt là Tổ công tác 970, tỉnh đã tiêu thụ được hơn 4.000 tấn nông sản các loại. Diễn đàn tạo điều kiện tháo gỡ khá nhiều cho sản xuất, tiêu thụ nông sản.

Qua kết nối với tổ công tác, ở góc độ doanh nghiệp, ông Hoàng Văn Duy - Tổng giám đốc Mekong Sea Food Group cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp được hỗ trợ và kết nối với nhiều hợp tác xã, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố đang có nguồn cung dồi dào về những sản phẩm doanh nghiệp cần. Qua tổ công tác, công ty đã chốt được khoảng 300 tấn thực phẩm.

Ông Nguyễn Anh Đức - Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cũng cho biết, nhờ sự hỗ trợ của tổ công tác, Saigon Co.op đã tiếp xúc được với 47 điểm cầu, 1.344 điểm kết nối, thu mua hàng nghìn tấn nông sản. Một số hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản, gói combo hàng hóa đã giúp doanh nghiệp cung cấp thêm hàng hóa đến bà con ở TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương.

Khi Tổ công tác 970 vào nhận nhiệm vụ trong miền Nam, Bộ NN&PTNT sớm xác định ưu tiên số một là đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản của các tỉnh phía Nam. Ngoài ra, qua quá trình công tác thực tế, bộ sẽ tranh thủ quan sát từ sản xuất, cung ứng đến vận hành thị trường. Từ đó, ngành nông nghiệp sẽ nảy sinh những ý tưởng về điều hành, quản lý nông nghiệp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan

Khi Tổ công tác 970 vào nhận nhiệm vụ trong miền Nam, Bộ NN&PTNT sớm xác định ưu tiên số một là đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản của các tỉnh phía Nam. Ngoài ra, qua quá trình công tác thực tế, bộ sẽ tranh thủ quan sát từ sản xuất, cung ứng đến vận hành thị trường. Từ đó, ngành nông nghiệp sẽ nảy sinh những ý tưởng về điều hành, quản lý nông nghiệp.Khi Tổ công tác 970 vào nhận nhiệm vụ trong miền Nam, Bộ NN&PTNT sớm xác định ưu tiên số một là đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản của các tỉnh phía Nam. Ngoài ra, qua quá trình công tác thực tế, bộ sẽ tranh thủ quan sát từ sản xuất, cung ứng đến vận hành thị trường. Từ đó, ngành nông nghiệp sẽ nảy sinh những ý tưởng về điều hành, quản lý nông nghiệp.
Theo thống kê, 32,4% số lượng đầu mối cung ứng là hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác; 37% là hộ nông dân; 19% là doanh nghiệp; 9% là cơ sở chế biến, và khoảng 3% là cơ quan quản lý nhà nước.Ông Trần Minh Hải - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn kinh tế hợp tác, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II - thành viên tổ công tác thông tin, Tổ công tác 970 được thành lập từ giữa tháng 7. Tính đến ngày 31/8, tổ công tác đã hình thành 1.344 đầu mối cung cấp mặt hàng nông lâm thủy sản, rau củ quả, trái cây, các sản phẩm chế biến, với khoảng 10 nhóm ngành hàng.

Trang web đặt hàng của Tổ công tác 970 là https://htx.cooplink.com.vn có khoảng 2.800 lượt đăng ký; trong đó 70% đăng ký bán, còn lại là mua và 7% là cơ quan nhà nước. Dù mới triển khai, người dân rất quan tâm tới gói combo nông sản. Khi cao điểm, có tới 55.000 lượt đặt hàng chỉ trong vòng 10 phút. Gói combo nông sản của tổ công tác có thể cung cấp 55% lượng nông sản đến TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương với sản lượng khoảng 2.100 tấn.

Với sự hỗ trợ của Tổ công 970, nhiều địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kiến nghị tiếp tục đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ qua các trang thông tin.

Biểu đồ
Số lượng các đầu mối cung cấp sản phẩm nông, lâm, thủy sản với Tổ công tác 970. Biểu đồ: Phúc Nguyên


Theo ông Trần Minh Hải, mục tiêu của tổ công tác là đưa sản lượng cung cấp nông sản trong ngày lên mức tối đa 4.500 tấn... Tuy nhiên, việc kết nối cung cầu hiện nay gặp một số khó khăn về thông tin, thu gom, tổ chức đầu mối, giao hàng theo nhu cầu của người mua.Phấn đấu cung cấp nông sản trong ngày lên mức tối đa 4.500 tấn

Trên cơ sở hoạt động thực tiễn, ông Trần Minh Hải đề nghị các nhà bán lẻ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu mạnh dạn liên kết với tổ công tác. Tổ công tác cam kết, sẵn sàng cung cấp mọi thông tin người mua, người bán, cả về đơn vị vận chuyển, logistics, lẫn hỗ trợ thủ tục ký hợp đồng trực tiếp…

Tổ công tác 970 cũng đề nghị các đơn vị liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thí điểm chương trình sản xuất nông nghiệp tốt cho người mua, dựa trên ghi chép nhật ký điện tử sản xuất. Từ đó, giao cho các siêu thị lớn, giúp bên mua có thể nắm rõ quy trình sản xuất, và lấy cơ sở để xây dựng mã số vùng trồng. Đồng thời, đề nghị các sở NN&PTNT, UBND các tỉnh, thành phố sớm hình thành các tổ liên kết với Tổ công tác 970, giúp hỗ trợ người dân thực hiện nhanh chóng các đơn hàng.

Kết luận tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, vai trò kết nối thông tin, dữ liệu giữa người sản xuất và tiêu thụ trên thị trường là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đó lại là nhược điểm chung của ngành Nông nghiệp, khi hầu hết chúng ta đều mù mờ về thông tin, dữ liệu, hai bên mua bán không gặp nhau từ kết nối, chất lượng, đến giá cả. Đây là lúc chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề, để cùng nhau vượt qua. Vì vậy, Bộ trưởng yêu cầu qua diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản hôm nay, cần bắt tay sớm vào công việc.

"Thứ nhất, chúng ta cần một suy nghĩ, một hành động khác để tạo ra một kết quả khác. Trong hôm nay, kết quả ấy hội tụ vào việc tạo ra diễn đàn này. Đó là một giá trị lớn, khác hẳn với các sàn thương mại điện tử hiện có. Nhiệm vụ sắp tới là không chỉ dừng các kết quả ở miền Nam, không thể hài lòng trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại, mà cần nhân rộng mô hình ra cả nước. Nếu như trước đây, nhắc đến nông sản là người ta nghĩ đến giải cứu, giờ chúng ta phải thay đổi. Nông sản là phải nâng niu. Tất cả, từ người sản xuất, tiêu dùng, đến doanh nghiệp, cơ quan quản lý cùng thay đổi, để thay đổi, phát triển hình ảnh, chất lượng, giá trị của nông sản. Thứ hai, thông qua diễn đàn, chúng ta sẽ hình thành được một hệ sinh thái nông nghiệp. Mọi thành viên phải quần tụ để bổ sung sức mạnh lẫn nhau, cùng chung tay về nông sản, nông dân Việt. Tôi tin, không gì chúng ta không làm được, nếu có một sản phẩm đảm bảo từ chất lượng, giới thiệu đến quảng bá hình ảnh. Thứ ba, kích hoạt tư duy của tam giác phát triển: Nhà nước – thị trường – xã hội. Trong đó, cơ quan quản lý, các ngành hàng, và người nông dân sẽ là chỗ dựa, giúp kết nối phát triển nền nông nghiệp" - Bộ trưởng nói./.

(Bài tuyên truyền thực hiện theo Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Khánh Linh

© Thời báo Tài chính Việt Nam