Khoảng 100.000 tỷ USD vì mục tiêu đưa mức khí thải ròng về 0

13:36 | 04/11/2021 Print
Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vừa tại Scotland, nhóm các tổ chức tài chính khẳng định sẽ thực hiện một cách công bằng phần trách nhiệm của mình trong nỗ lực giảm khí thải, hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nhật Bản sẽ viện trợ 14,8 tỷ USD hỗ trợ các nước nghèo ứng phó biến đổi khí hậu Chống biến đổi khí hậu sẽ giúp Đông Nam Á tạo ra 12.500 tỷ USD
Khoảng 100.000 tỷ USD vì mục tiêu đưa mức khí thải ròng về 0
Biến đổi khí hậu: bão lũ, nước biển dâng, khô hạn...và cắt giảm khí thải luôn là đề tài nóng.

Nhóm các tổ chức tài chính có tổng giá trị vốn lên tới 130.000 tỷ USD (tương đương 40% vốn toàn cầu).

Đặc phái viên khí hậu của Liên hợp quốc Mark Carney, chủ trì hội nghị bàn tròn của GFANZ- Liên minh Tài chính vì mục tiêu đưa mức khí thải ròng về 0 (Net Zero) trong khuôn khổ COP26, ước tính số tiền đầu tư trong 3 thập kỷ tới là khoảng 100.000 tỷ USD.

Ông Carney cho rằng ngành tài chính cần tìm ra những cách thức để huy động dòng tiền tư nhân cùng chung sức với các chính phủ thúc đẩy nỗ lực thực hiện mục tiêu Net Zero.

Theo ông, việc làm sao gắn nguồn tiền hiện có vào các dự án hướng đến mục tiêu Net Zero và tạo lập một vòng tuần hoàn chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư cho mục tiêu này mới thực sự là thách thức.

Trọng tâm của hội nghị COP26 là thúc đẩy các quốc gia đưa ra những cam kết phù hợp, đủ để cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính - chủ yếu là giảm sử dụng than đá, dầu mỏ và khí đốt - để kiềm chế nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 1,5 độ C so với thời kỳ trước Cách mạng công nghiệp.

Tuy nhiên, các nước vẫn chưa thể tìm ra cách thức cụ thể để hoàn thiện những cam kết này, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó điều quan trọng nhất là các kế hoạch sẽ cần đến nguồn hỗ trợ tài chính lớn để hoàn thiện./.

Thu Dung tổng hợp (vietnamplus.vn)

© Thời báo Tài chính Việt Nam