Longform
Chính sách tài khóa phục vụ mục tiêu kép của Chính phủ

09:55 | 14/11/2021

(TBTCO) - Chưa năm nào việc thực hiện chính sách tài khóa lại khó khăn như năm nay, “tiền làm ra thì khó mà phải chi thật nhiều”...
Chính sách tài khóa phục vụ mục tiêu kép của Chính phủ

Chưa năm nào việc thực hiện chính sách tài khóa lại khó khăn như năm nay, “tiền làm ra thì khó mà phải chi thật nhiều”. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực vào cuộc của toàn ngành Tài chính, chính sách tài khóa đã được thực hiện chủ động, linh hoạt, vừa đảm bảo các mục tiêu về tài chính - ngân sách nhà nước, vừa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Ngành Tài chính quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép của Chính phủ

Chính sách tài khóa phục vụ mục tiêu kép của Chính phủ

Chính sách tài khóa phục vụ mục tiêu kép của Chính phủ

Để ứng phó với dịch Covid-19, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra, nhiều chính sách về thu ngân sách nhà nước đã được ban hành và khẩn trương triển khai thực hiện.

Cụ thể, đã thực hiện: Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19; giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong cả năm 2021; miễn, giảm thuế, tiền chậm nộp trong năm 2021 để hỗ trợ cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hộ và cá nhân kinh doanh và hoạt động của một số nhóm ngành dịch vụ (du lịch, vận tải, lưu trú, ăn uống, chiếu phim, thể thao, giải trí,...); giảm 30% tiền thuê đất phải nộp năm 2021; miễn, giảm 30 loại phí, lệ phí trong năm 2021; cho tính vào chi phí các khoản chi ủng hộ, tài trợ (tiền, hiện vật) cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp...

Các chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp và người dân cũng như phòng chống dịch bệnh lên đến khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Riêng Nghị định số 52/2021/NĐ-CP đã giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp khoảng 115 nghìn tỷ đồng; Nghị định 92/2021/NĐ-CP giảm khoảng 21,3 nghìn tỷ đồng. Quỹ Vắc – xin phòng Covid-19 đã huy động được gần 9 nghìn tỷ đồng.

Chính sách tài khóa phục vụ mục tiêu kép của Chính phủ
Chính sách tài khóa phục vụ mục tiêu kép của Chính phủ

Tính từ đầu năm đến 31/10/2021, thu ngân sách nhà nước đạt 1.224,3 nghìn tỷ đồng, bằng 91,1% dự toán. Cùng với triển khai kịp thời các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp theo quy định, các cơ quan thuế, hải quan đã tăng cường các giải pháp nhằm thu đúng, thu đủ về ngân sách, phấn đấu đảm bảo các cân đối thu - chi ngân sách nhà nước theo dự toán đề ra.

Nêu ý kiến thảo luận tại Quốc hội phiên họp tổ chiều 29/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, năm 2021 là năm vô cùng vất vả, chưa năm nào khó khăn như thế do tác động của đại dịch. Theo Bộ trưởng, thời gian qua, chính sách tài khóa được điều hành linh hoạt.

Ngành Tài chính dự kiến thu ngân sách nhà nước cả năm 2021 tăng khoảng 1,7% so với dự toán; chi ngân sách không vượt dự toán, tiết kiệm chi và có nguồn lực để phát triển kinh tế và chống dịch.

Chính sách tài khóa phục vụ mục tiêu kép của Chính phủ
Chính sách tài khóa phục vụ mục tiêu kép của Chính phủ

Chính sách tài khóa phục vụ mục tiêu kép của Chính phủ

Trong bối cảnh dịch Covid-19, Chính phủ đã chủ động xây dựng và cập nhật các kịch bản tăng trưởng kinh tế để có phương án điều hành ngân sách nhà nước phù hợp; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách.

Đại dịch Covid-19 bắt đầu từ năm 2020 kéo dài đến nay đã làm tăng lên chi phí phòng, chống dịch bệnh và triển khai các gói hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho người dân. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, lại càng đòi hỏi cần triển khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch trên diện rộng.

Ngân sách nhà nước đã quyết định chi 47,3 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 (29,95 nghìn tỷ đồng) và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 (17,36 nghìn tỷ đồng); trong đó, đã quyết định chi từ ngân sách trung ương khoảng 24,6 nghìn tỷ đồng, từ ngân sách địa phương khoảng 22,7 nghìn tỷ đồng.

Chính sách tài khóa phục vụ mục tiêu kép của Chính phủ

“Chỉ vay trong khả năng trả nợ và chi trong khả năng của nền kinh tế”, thể hiện quan điểm không “vung tay quá trán”, chi tiêu trong điều kiện chúng ta có. Những năm qua, chúng ta đã quán triệt, chỉ chi các khoản nằm trong dự toán và chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm. Trong trước mắt và lâu dài, những yêu cầu đó tiếp tục được quán triệt để chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả.

Năm 2020, tổng số kinh phí đã cắt giảm, tiết kiệm được của ngân sách trung ương là 49,3 nghìn tỷ đồng.

Cần sự sẻ chia

“Rất mong các tỉnh, thành phố giàu hết sức thông cảm, bởi vì đang lo cho 47 tỉnh nghèo. Hiện nay có những tỉnh nghèo đoàn đại biểu Quốc hội chưa có xe ô tô, lãnh đạo tỉnh vẫn đi xe 20 năm, các cơ sở hạ tầng rất thấp kém, chưa có điện, nhiều nơi chưa có trường, trạm” - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã nêu quan điểm khi nói về phân chia tỷ lệ điều tiết giữa các địa phương.

Năm 2021, Chính phủ tiếp tục thực hiện triệt để tiết kiệm, để dành nguồn ưu tiên chi cho phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể, Chính phủ đã thống nhất cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn phòng, chống dịch Covid-19, tăng đầu tư phát triển và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng cần thiết.

Tổng kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2021 là 14,62 nghìn tỷ đồng chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Về chi ngân sách nhà nước, chi 10 tháng đạt 1.149,4 nghìn tỷ đồng, bằng 68,1% dự toán. Do tiến độ chi thấp hơn tiến độ thu ngân sách, nên về tổng thể cân đối ngân sách nhà nước 10 tháng có thặng dư; tuy nhiên, cân đối ngân sách trung ương bội chi, ngân sách địa phương có thặng dư lớn.

Gỡ nhanh về cơ chế

Cùng với việc kịp thời bố trí nguồn cho các hoạt động phòng, chống Covid-19, Bộ Tài chính cũng đã ngay lập tức có hướng dẫn, tháo gỡ về cơ chế, để các địa phương sớm mua sắm phương tiện, trang thiết bị, hóa chất, vật tư, sinh phẩm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19. Trong trường hợp cấp bách, địa phương có thể thực hiện chỉ định thầu.

Đáng chú ý, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu chính phủ để vừa sử dụng có hiệu quả ngân qũy nhà nước, vừa đảm bảo nguồn thanh toán, chi trả kịp thời các khoản nợ gốc đến hạn và góp phần định hướng sự phát triển của thị trường, cơ cấu lại nợ công. Đến hết ngày 28/10/2021 đã thực hiện phát hành được 253,86 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ, với kỳ hạn bình quân 13,34 năm, lãi suất bình quân 2,27%/năm.

Chính sách tài khóa phục vụ mục tiêu kép của Chính phủ

Năm 2021, Bộ Tài chính phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi vừa phải đảm bảo thu để có nguồn tăng chi cho chống dịch và các nhiệm vụ chi trong dự toán; vừa phải thực hiện nhiều giải pháp tài khóa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Ngân sách vẫn co kéo trong “tấm chăn” hẹp, nay lại càng khó khăn hơn khi dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống xã hội cũng như nguồn thu ngân sách. Do đó, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải biết “liệu cơm gắp mắm” khi gặp khó khăn. Sự chia sẻ, cảm thông và thấu hiểu giữa Nhà nước - người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.

Đối với bài toán thu ngân sách, sự phối hợp, đồng lòng của các địa phương sẽ là yếu tố tiên quyết để hoàn thành nhiệm vụ này. Bộ Tài chính đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện dự toán ngân sách nhà nước.

Về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, vừa bảo đảm Tài chính nhà nước. Tài chính doanh nghiệp, Tài chính dân cư phát triển. Phải tạo nên các gói kích thích kinh tế, đảm bảo cầu nền kinh tế tăng lên, từ đó bước sang giai đoạn mới để phục hồi tăng trưởng.

Bộ Tài chính đã đề nghị Chính phủ thiết kế từng gói và quản lý từng gói kích thích kinh tế để bảo đảm có hiệu quả. Đồng thời, tháo gỡ những vướng mắc trong thể chế, trình Quốc hội một luật sửa 10 luật là để tháo gỡ vướng mắc. Bộ cũng đang tham mưu để trình Thủ tướng Chính phủ một số gói kích thích, như gói hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách trung ương, khoảng 20.000 tỷ đồng/năm, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.

Chính sách tài khóa phục vụ mục tiêu kép của Chính phủ

Tình hình dịch bệnh từ nay đến hết năm vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, giữ mức nợ công không vượt quá giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội.

Đồng thời, chủ động cân đối, đảm bảo tập trung nguồn lực ngân sách nhà nước cho phòng chống dịch Covid-19 và các nhiệm vụ cấp bách khác; tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19; tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ; tiếp tục rà soát, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai, tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch.

Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 đã được Quốc hội quyết định, trong những tháng cuối năm Bộ Tài chính tiếp tục kiên định thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” - vừa tập trung phòng chống dịch hiệu quả, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân./.

Chính sách tài khóa phục vụ mục tiêu kép của Chính phủ

Hồng Vân