Ngày 31/12/2019, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 37/2019/TT- NHNN hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho DNBH, đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tham gia tích cực phân phối sản phẩm bảo hiểm, vừa bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm.
Hiện nay hơn 40% số lượng hợp đồng khai thác mới đến từ kênh bancassurance (kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng), 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có doanh thu bancassurance trên 1.000 tỷ đồng. Hành lang pháp lý cho bancassurance đang dần được hoàn thiện, đã và đang tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tham gia tích cực phân phối sản phẩm bảo hiểm, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm.
Việc triển khai bancassurance đã giúp doanh nghiệp bảo hiểm tận dụng được đội ngũ nhân viên ngân hàng làm đại lý bảo hiểm với trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm giao tiếp ứng xử với khách hàng, giúp doanh nghiệp bảo hiểm tiết kiệm được chi phí đào tạo, tuyển dụng và quản lý đại lý. Đồng thời, phương thức này tận dụng được mạng lưới hoạt động rộng khắp của các ngân hàng với cơ sở vật chất khang trang; đội ngũ quản lý ngân hàng sẵn có…
Đặc biệt, các doanh nghiệp bảo hiểm còn tận dụng nguồn khách hàng hiện có và khách hàng tương lại của ngân hàng để tư vấn tham gia bảo hiểm nhân thọ, nhất là các khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ ngân hàng như: vay sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng, gửi tiền…
Những lợi ích trên của doanh nghiệp bảo hiểm chẳng những không đối lập với lợi ích của các ngân hàng tham gia phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mà còn mang lại lợi ích nhiều hơn cho các ngân hàng. Theo đó, ngân hàng được chia sẻ kinh phí về việc sử dụng các tiện ích của các phòng giao dịch, chi nhánh, cơ sở dữ liệu..., góp phần giảm chi cố định cho ngân hàng; được chia sẻ kinh phí tuyển dụng và quản lý đại lý là những nhân viên của ngân hàng mà không phát sinh thêm bộ máy tổ chức, nhân sự