Longform
Kiểm soát giá xăng dầu - then chốt trong kiểm soát lạm phát

20:24 | 21/10/2022

Kiểm soát giá xăng dầu có tính chất then chốt, đóng góp quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát ở mức thấp, hỗ trợ cho việc ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo đời sống người dân.
Đáng chú ý, ngày 30/9/2022 Bộ Tài chính

Kiểm soát giá xăng dầu có tính chất then chốt, đóng góp quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát ở mức thấp, hỗ trợ cho việc ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo đời sống người dân. Đây là một thành công trong công tác quản lý giá mặt hàng chiến lược của nền kinh tế, cho thấy hiệu quả từ công cụ quản lý giá của Nhà nước. Tuy nhiên gần đây, có tình trạng một số điểm bán xăng dầu đóng cửa, hạn chế bán hàng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như đời sống của người dân. Thực chất thị trường xăng dầu của ta không thiếu nguồn cung, nhưng ở một số nơi, một số thời điểm bị đứt gãy. Vấn đề này cần phải được rà soát, đánh giá tổng thể một cách kỹ lưỡng.

Kiểm soát giá xăng dầu - then chốt trong kiểm soát lạm phát

Thời gian qua, trước bối cảnh giá xăng dầu có nhiều biến động và diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính đã nghiên cứu và đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu của mặt hàng này.

Về thuế nhập khẩu, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP ngày 8/8/2022, sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, từ mức thuế suất 20% xuống mức thuế suất 10%. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 8/8/2022.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt mặt hàng xăng thuộc nhóm 2710.12 theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (FTA) là 8%; 8,8% và 20%; mặt hàng dầu thuộc nhóm 2710.19 là 0%; 5%; 7%; 8% và 20%;

Về thuế giá trị gia tăng (GTGT), căn cứ Điều 3 Luật Thuế GTGT năm 2008 quy định hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) là đối tượng chịu thuế GTGT với 3 mức thuế suất, trong đó quy định áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; mức thuế suất 5% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như nước sạch, sản phẩm nông nghiệp và mức thuế suất 10% đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế còn lại.

Mặt hàng xăng dầu đang chịu mức thuế GTGT 10% tương tự như nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ khác.

Kiểm soát giá xăng dầu - then chốt trong kiểm soát lạm phát

Về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), theo quy định của Luật thuế TTĐB thì chỉ thu thuế TTĐB đối với xăng, không thu thuế TTĐB đối với dầu các loại.

Căn cứ Biểu thuế TTĐB tại Điều 7 Luật Thuế TTĐB năm 2008 sửa đổi năm 2014, mức thuế suất thuế TTĐB đối với xăng là 10%, xăng E5 là 8% và xăng E10 là 7%.

Về Thuế Bảo vệ môi trường, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã ban hành các nghị quyết về giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay, xăng, dầu, mỡ nhờn áp dụng trong năm 2022.

Cụ thể: giảm 50% mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022 (từ 3.000 đồng/lít xuống còn 1.500 đồng/lít) theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021.

Giảm 50% mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn và giảm 70% mức thuế BVMT đối với dầu hỏa từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022, theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022.

Giảm mức thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế quy định tại Luật thuế BVMT số 57/2010/QH12 đến hết ngày 31/12/2022, theo Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 ngày 6/7/2022, hiệu lực từ ngày 11/7/2022. Cụ thể:

Xăng: Giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít.

Nhiên liệu bay: Giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít.

Dầu diesel: Giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít.

Dầu mazut, dầu nhờn: Giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít.

Mỡ nhờn: Giảm từ 1.000 đồng/kg xuống mức sàn 300 đồng/kg.

Dầu hỏa: Giữ mức 300 đồng/lít vì đây là mức sàn trong khung mức thuế.

Đáng chú ý, ngày 30/9/2022 Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 224/TTr-BTC trình Chính phủ về Dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm mức thuế TTĐB đối với xăng và thuế GTGT đối với xăng dầu, cụ thể:

Giảm tối đa thuế suất thuế TTĐB đối với xăng (bao gồm cả xăng E5, E10) và giảm tối đa 50% mức thuế GTGT đối với xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn; giao UBTVQH quyết định mức giảm cụ thể thuế TTĐB đối với xăng và thuế GTGT đối với xăng dầu cũng như thời gian áp dụng giảm thuế cụ thể trong trường hợp giá xăng, dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng cao hoặc vẫn ở mức cao, tác động đến chỉ số lạm phát, kinh tế vĩ mô, sinh kế, đời sống người dân và tăng trưởng kinh tế.

Kiểm soát giá xăng dầu - then chốt trong kiểm soát lạm phát

Theo Tổng cục Hải quan, thời gian qua, thủ tục nhập khẩu và thông quan đối với mặt hàng xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất và tiêu dùng luôn được cơ quan hải quan thực hiện nhanh chóng, thuận lợi và theo đúng quy định của pháp luật.

Để tiếp tục tạo thuận lợi và rút ngắn hơn nữa thời gian thông quan, kịp thời đưa hàng hóa vào lưu thông trên thị trường, Tổng cục Hải quan đã có văn bản số 3642/TCHQ-GSQL ngày 31/8/2022 chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thông quan nhanh chóng đối với mặt hàng xăng dầu nhập khẩu.

Đồng thời, cơ quan hải quan bố trí cán bộ, công chức trực giải quyết thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát và xử lý vướng mắc đối với xăng dầu nhập khẩu kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính đảm bảo thông quan 24/7; chủ động nắm sát tình hình thực tế, giải quyết các vướng mắc phát sinh, chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Đáng chú ý, ngày 30/9/2022 Bộ Tài chính

Liên quan đến triển khai Nghị định số 67/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan, có hiệu lực từ ngày 10/8/2020, Tổng cục Hải quan cho biết, tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 67 sửa đổi, bổ sung Điều 22 Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kiểm tra, giám sát kho xăng dầu thì thương nhân kinh doanh xăng dầu có 2 năm kể từ ngày nghị định có hiệu lực để hoàn thiện điều kiện theo quy định như: lắp đặt thiết bị đo mức bồn, bể tự động kết nối trực tuyến số lượng xăng dầu xuất, nhập, tồn kho với cơ quan hải quan. Tức là thời gian thực hiện sẽ tính từ ngày 10/8/2022.

Tổng cục Hải quan cho biết, qua tra cứu dữ liệu nhập khẩu mặt hàng xăng dầu (mã HS 27.10) trên hệ thống GTT02 theo loại hình nhập kinh doanh cho thấy mức giá kê khai của mặt hàng xăng dầu trong 9 tháng đầu năm (từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/9/2022) như sau:

Đáng chú ý, ngày 30/9/2022 Bộ Tài chính

Quy định này giúp cho cho cơ quan quản lý nắm được chính xác, kịp thời số lượng xăng dầu nhập khẩu, đồng thời thu đúng số thuế phải nộp, nâng cao hiệu quả quản trị của doanh nghiệp.

Triển khai nghị định nêu trên, Tổng cục Hải quan đã có nhiều văn bản để đôn đốc doanh nghiệp và cơ quan hải quan các cấp đảm bảo thực hiện đúng nội dung, thời hạn quy định của pháp luật.

Các doanh nghiệp cũng đã có thời gian 2 năm để chuẩn bị trước khi Nghị định 67 có hiệu lực đối với quy định về tiêu chuẩn bồn bể. Trong thời gian qua, Tổng cục Hải quan không nhận được phản ánh vướng mắc từ phía các doanh nghiệp, khi triển khai Nghị định số 67/2020/NĐ-CP.

Hiện nay có 46 trên tổng số 52 kho xăng dầu đầu mối (chiếm gần 88,5%) đáp ứng quy định tại Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 của Chính phủ về việc lắp đặt và kết nối thiết bị đo mức bồn bể tự động với cơ quan hải quan; 6 kho (chiếm 11,5%) chưa đáp ứng quy định.

Mặt khác, theo Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, sản lượng sản xuất xăng dầu trong nước đáp ứng 70% lượng xăng dầu tiêu thụ tại Việt Nam, số còn lại (30%) từ nguồn nhập khẩu.

Theo đó, việc cơ quan hải quan tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan tại các kho chưa có thiết bị đo bồn bể tự động, chưa kết nối với cơ quan hải quan, không ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối.

Kiểm soát giá xăng dầu - then chốt trong kiểm soát lạm phát

Hiện nay Việt Nam có khoảng 500 doanh nghiệp phân phối và 36 doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu và rất nhiều cửa hàng bán lẻ khắp ba miền, nhưng trên thị trường vẫn có tình trạng khan hiếm xăng dầu.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo nghị định của Chính phủ giao thì cơ quan quản lý nhà nước về xăng dầu là Bộ Công thương. Bộ Tài chính có trách nhiệm trong việc ban hành chi phí định mức đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu và tham mưu cho Chính phủ để trình Quốc hội các khoản thuế phí đối với xăng dầu.

Công tác quản lý doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và cửa hàng bán lẻ thuộc về trách nhiệm của Bộ Công thương. Do đó, việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu, đảm bảo các chi phí trung gian, tiết giảm chi phí quản trị doanh nghiệp xăng dầu thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương và các doanh nghiệp.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 396/QĐ-TTCP thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu.

Đoàn sẽ thực hiện thanh tra trong thời kỳ từ ngày 1/1/2017 đến ngày 30/6/2022, khi cần thiết có thể thanh tra những nội dung liên quan trước hoặc sau thời kỳ thanh tra. Thời hạn thanh tra của đoàn là 60 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố quyết định thanh tra, trừ những ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp phân phối và bán lẻ để đảm bảo nguồn xăng dầu phục vụ cho người dân và đảm bảo giá xăng dầu hạ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống cho người dân.

Bộ Tài chính đã tham mưu rất kịp thời, chính xác đối với các chính sách để phản ứng trước vấn đề tăng giá xăng dầu.

Đáng chú ý, ngày 30/9/2022 Bộ Tài chính

Thực tế với xăng dầu hiện nay rõ ràng nguồn nhập khẩu, nguồn cung đầu vào không thiếu mà "tắc nghẽn" chính là do khâu quản lý. Trong vấn đề này dù do nguyên nhân nào cũng có trách nhiệm của Bộ Công thương.

Khi Bộ Công thương cấp phép cho một đơn vị nhập khẩu xăng dầu về thì phải làm sao để chuỗi cung ứng luôn lưu thông, đưa hàng đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó các cửa hàng xăng dầu đều là hoạt động kinh doanh có điều kiện, đăng ký, được cấp phép mới hoạt động. Ở đây đã cấp phép mà không duy trì được hoạt động, không đúng điều kiện kinh doanh thì phải kiên quyết, thu hồi cả cấp phép nhập khẩu lẫn giấy phép với bán buôn, bán lẻ.

Tại kỳ họp giữa năm, khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương, tôi cũng đã đưa ra đề nghị gắn chip điện tử để theo dõi lượng nhập, xuất, tồn ở kho hàng của từng cây xăng, từng doanh nghiệp. Việc này trong tầm tay quản lý của Bộ Công thương, kỹ thuật không khó, không quá tốn kém mà sẽ chống được gian lận, quản lý được hàng tồn để nếu trường hợp nào dừng không bán có thể xử lý ngay. Bộ trưởng khi trả lời cũng bày tỏ sự đồng tình nhưng đến nay chưa thấy triển khai.

Có rất nhiều biện pháp, công cụ quản lý hiện nay đều nằm trong tay Bộ Công thương, vấn đề là Bộ lựa chọn công cụ nào, giải pháp ra sao để tính toán, cả trước mắt và lâu dài. Đây chính là lúc ngành Công thương phải xem xét lại toàn bộ quy trình quản lý mặt hàng xăng dầu để đảm bảo thị trường thông suốt, ổn định giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong đó, như tôi đã nói, cần ưu tiên nghiên cứu các biện pháp gắn với thị trường. Biện pháp quản lý hành chính là cần thiết, có tác dụng ngay, nhưng về lâu dài công cụ điều hành tối ưu phải là công cụ kinh tế, hạn chế các biện pháp hành chính can thiệp vào thị trường.

Tôi cho rằng, thời gian qua, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Liên Bộ Công thương - Tài chính trong điều hành giá xăng dầu. Trong đó, mấu chốt chính là trách nhiệm của Bộ Công thương đảm bảo nguồn cung, tránh để thiếu hàng, ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng. Trách nhiệm của Bộ Tài chính là xem xét về thuế, chi phí kinh doanh.

Như tôi đã nói ở trên, các cơ quan quản lý đã hết sức lắng nghe người dân, doanh nghiệp, cũng như theo dõi sát sao diễn biễn thị trường để có điều hành phù hợp. Ví dụ như Bộ Công thương luôn chú ý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung, tăng cường quản lý giám sát thị trường xăng dầu… hoặc Bộ Tài chính, thời gian qua, việc giảm thuế cũng đã được bộ này tính toán kỹ để tránh tác động nhiều tới nguồn thu. Dù nguồn thu giảm nhưng Bộ Tài chính vẫn mạnh dạn đề xuất cơ quan có thẩm quyền giảm nhiều loại thuế để giảm giá xăng dầu.

Hay như trên cơ sở ý kiến của Bộ Công thương, Bộ Tài chính đã tăng chi phí đưa xăng, dầu từ nước ngoài về Việt Nam đối với xăng nền phối trộn xăng E5 RON 92 lên 350 đồng/lít (tăng 60 đồng); xăng RON 95 lên 720 đồng/lít (tăng 350 đồng); dầu diezen 0,05S lên 570 đồng/lít (tăng 340 đồng); dầu hỏa lên 1.080 đồng/lít (tăng 650 đồng); dầu madut 180cst 3,5s lên 1.290 đồng/kg (tăng 390 đồng). Như vậy, đối với 1 lít xăng như RON95 chi phí định mức là 1.320 đồng thay bằng 975 đồng như quy định trước đó (tăng lên 350 đồng).

Dù vậy, một số bất cập cũng phải được tính toán đến, trong đó đáng chú ý là cần phải tính toán xây dựng bộ máy phân phối xăng dầu một cách tinh gọn, linh hoạt, hiệu quả và giảm được các chi phí trung gian, cung cấp nguồn xăng dầu từ doanh nghiệp đầu mối xuống đến cửa hàng bán lẻ một cách thuận lợi nhất…

Trong đó, Bộ Công thương cần tiếp tục chỉ đạo các thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối chủ động tìm kiếm các nguồn hàng có mức giá tốt, tiết giảm chi phí. Bộ Công thương cũng cần tăng cường điều hành về cung ứng, phân phối, lưu thông hàng hóa; các cơ quan quản lý thị trường tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật; doanh nghiệp chia sẻ bằng cách nâng cao năng lực quản trị, tiết kiệm chi phí và có thể chia sẻ cả lãi; người dân chia sẻ với Nhà nước thông qua việc tiêu dùng tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng xăng khoáng, xăng sinh học bảo vệ môi trường…

Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng tăng, trong ngắn hạn nước ta vẫn phải nhập khẩu xăng dầu hàng chục triệu tấn mỗi năm.

Để chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng trên các địa bàn nội địa, vùng biển, luồng cảng biển quốc tế..., hạn chế tối đa những kẽ hở không để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi trái pháp luật, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã nhận định tình hình và tham mưu đề xuất lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp cụ thể.

Trong đó, yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu.

Đồng thời các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, nắm chắc tình hình hoạt động nhập khẩu, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh, lưu kho, phân phối, lưu thông mặt hàng xăng dầu; tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến biên giới, địa bàn trọng điểm trong nội địa và trên các vùng biển để kịp thời phát hiện, đấu tranh đối với các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng, nhất là các đối tượng có vai trò chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, công tác phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng chức năng cần được tăng cường, nhất là các đơn vị có thẩm quyền cấp phép, đăng ký chất lượng, đo lường thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong việc chấp hành các quy định về điều kiện nhập khẩu, lưu kho, vận chuyển, sản xuất, phân phối, lưu thông để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về gian lận đo lường, không bảo đảm chất lượng, đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá nhằm trục lợi.

Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, vận động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tích cực phát hiện, tố giác tội phạm.

Hồng Vân