Longform
Longform: Kho bạc Nhà nước vững bước trên con đường hiện đại hóa

10:21 | 27/12/2021

Kho bạc Nhà nước vững bước trên con đường hiện đại hóa
Longform: Kho bạc Nhà nước vững bước trên con đường hiện đại hóa

Phát huy truyền thống đoàn kết, với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể công chức, viên chức trong toàn hệ thống, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính, chính quyền các cấp, sự phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành và các đơn vị liên quan, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã hoàn thành tốt chương trình công tác năm 2021. Đặc biệt, toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước đã vững bước trên con đường hiện đại hóa và đảm bảo dòng chảy ngân sách không bị đứt gãy trước đại dịch Covid-19.

Longform: Kho bạc Nhà nước vững bước trên con đường hiện đại hóa

Thực hiện kế hoạch năm 2021, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tập trung nguồn lực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng các đề án, chính sách thuộc chương trình công tác của Bộ Tài chính và của KBNN. Các đề án, chính sách tập trung vào các lĩnh vực nghiệp vụ chính của KBNN là cải cách quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN); cải cách quản lý ngân quỹ; kế toán nhà nước. Đặc biệt, KBNN đã hoàn thành và đang trình Bộ Tài chính Dự thảo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030.

Với vai trò "người gác cổng" nền tài chính quốc gia, KBNN đã làm rất tốt công tác quản lý ngân sách và điều hành nguồn ngân quỹ nhà nước. Điều này được thể hiện qua các kết quả trong từng lĩnh vực mà toàn hệ thống KBNN đã đạt được trong năm qua.

Trong quản lý thu NSNN, bám sát dự toán thu NSNN năm 2021, toàn hệ thống KBNN đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu trên địa bàn để tập trung nhanh, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu cho các cấp ngân sách; cung cấp thông tin số liệu thu ngân sách thường xuyên, liên tục cho các cấp có thẩm quyền, phục vụ công tác điều hành thu ngân sách các cấp.

Thực hiện nghiên cứu một số giải pháp nhằm cải cách công tác thu NSNN: Phối hợp với cơ quan thuế để triển khai xây dựng mã định danh khoản thu; phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Cục Cảnh sát giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong việc triển khai dịch vụ thu phạt vi phạm giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia; mở rộng công tác phối hợp thu và ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt tại 6 ngân hàng thương mại cổ phần, góp phần tập trung nhanh nguồn thu NSNN, hỗ trợ người nộp thuế và hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong hoạt động giao dịch với KBNN. Đến thời điểm ngày 30/11/2021, số lượng tài khoản chuyên thu của các đơn vị KBNN là 1.440 tài khoản.

Tính đến hết ngày 15/12/2021, lũy kế thu NSNN trong cân đối đạt 1.438,9 nghìn tỷ đồng, bằng 107,1% so với dự toán năm 2021 được giao, trong đó: Thu ngân sách trung ương (NSTW) đạt 101,1% so với dự toán năm; Thu ngân sách địa phương (NSĐP) đạt 114,4% so với dự toán năm.

Longform: Kho bạc Nhà nước vững bước trên con đường hiện đại hóa

Trong kiểm soát chi NSNN, bám sát các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính về điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2021, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và tiết kiệm trong chi thường xuyên, hệ thống KBNN đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng chế độ và trong phạm vi dự toán được giao, ưu tiên kiểm soát thanh toán nhanh, kịp thời kinh phí mua vắc-xin, kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, kinh phí hỗ trợ của Chính phủ cho doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của dịch, bệnh Covid-19…

Tính đến ngày 15/12/2021, KBNN đã thực hiện kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên đạt 83,1% dự toán; chi đầu tư phát triển đạt 69,4% dự toán. Thông qua công tác kiểm soát chi, hệ thống KBNN đã từ chối thanh toán 22,6 tỷ đồng.

Longform: Kho bạc Nhà nước vững bước trên con đường hiện đại hóa

Công tác kế toán, thanh toán, lập báo cáo quyết toán NSNN: Các đơn vị KBNN tổ chức hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu, chi NSNN, các loại vốn, quỹ, tài sản của Nhà nước. Công tác tổng hợp, lập báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ và báo cáo hàng ngày phục vụ điều hành NSNN của Lãnh đạo Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan được duy trì có nề nếp, chất lượng và kịp thời.

Duy trì hoạt động ổn định của các hệ thống thanh toán trong nội bộ hệ thống KBNN và thanh toán với các hệ thống ngân hàng đảm bảo công tác thanh toán và phối hợp thu NSNN của toàn hệ thống KBNN thông suốt, kịp thời và an toàn; hoàn thành việc kiểm thử quy trình thanh toán liên ngân hàng tập trung theo kế hoạch nâng cấp hệ thống thanh toán song phương đáp ứng tích hợp chức năng thanh toán liên ngân hàng tập trung; hoàn thành đối chiếu lãi, phí điện tử với 4 ngân hàng thương mại; tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện chương trình thanh toán song phương điện tử để đáp ứng mô hình tài khoản tập trung của KBNN.

Trong năm 2021, KBNN đã tích cực chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN năm 2019, trình Bộ Tài chính trình Chính phủ và được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao (95,39%). Cùng với đó, KBNN đã và đang chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính triển khai công tác lập Báo cáo quyết toán NSNN năm 2020 theo đúng kế hoạch.

Longform: Kho bạc Nhà nước vững bước trên con đường hiện đại hóa

Bám sát các chủ trương điều hành về kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2021 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, KBNN đã nắm chắc diễn biến tình hình thu, chi NSNN tại từng thời điểm, từng giai đoạn, chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu với Lãnh đạo Bộ Tài chính xây dựng và triển khai phương án điều hành ngân quỹ nhà nước (NQNN) năm 2021 theo hướng an toàn, chủ động, minh bạch và hiệu quả; tổ chức điều hành ngân quỹ tập trung, thống nhất, chặt chẽ trong toàn hệ thống; sử dụng NQNN để tạm ứng cho ngân sách trung ương; triển khai gửi có kỳ hạn NQNN tạm thời nhàn rỗi tại ngân hàng thương mại theo phương thức đấu thầu điện tử; gắn kết quản lý ngân quỹ, quản lý ngân sách với quản lý nợ thông qua việc điều hành khối lượng huy động vốn theo tiến độ thu, giải ngân vốn đầu tư công.

Longform: Kho bạc Nhà nước vững bước trên con đường hiện đại hóa

Trong bối cảnh tốc độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản các tháng đầu năm còn chậm, tồn NQNN ở mức cao, KBNN đã chủ động tham mưu với Bộ Tài chính các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, đồng thời đảm bảo tính bền vững của nợ công, cụ thể: Điều hành tiến độ huy động vốn phù hợp với tiến độ thu NSNN, giải ngân vốn đầu tư công, kế hoạch trả nợ của NSNN và phù hợp với điều kiện thị trường; thực hiện đa dạng kỳ hạn trái phiếu chính phủ (TPCP), tập trung phát hành TPCP có kỳ hạn từ 5 năm trở lên để tiếp tục cơ cấu lại danh mục nợ TPCP theo hướng kéo dài kỳ hạn phát hành; điều hành lãi suất phát hành TPCP linh hoạt, hợp lý, bám sát thị trường, tranh thủ điều kiện thị trường thuận lợi để phát hành trái phiếu kỳ hạn dài với lãi suất thấp.

Tính đến ngày 15/12/2021, KBNN đã huy động được 313.243 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch điều chỉnh (324.000 tỷ đồng); kỳ hạn phát hành TPCP bình quân là 13,9 năm (năm 2020: 13,94 năm); lãi suất phát hành TPCP bình quân là 2.3%/năm (năm 2020: 2,86%/năm).

Công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hệ thống KBNN luôn được quan tâm và triển khai đồng bộ, bằng nhiều biện pháp cụ thể: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, tự kiểm tra, kiểm tra đột xuất tại từng đơn vị; thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa KBNN các cấp với cơ quan công an trên địa bàn trong việc triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối tiền, tài sản trong hệ thống KBNN... Trong năm 2021, toàn hệ thống KBNN đã phát hiện trả lại 541 món tiền khách hàng nộp thừa với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng.

Longform: Kho bạc Nhà nước vững bước trên con đường hiện đại hóa

Năm 2021, toàn thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19. Trong nước đã có 23 địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo các Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng nhờ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của KBNN mà nguồn ngân sách vẫn được đảm bảo chi trả kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng ngay cả khi đại dịch bùng phát mạnh.

DVCTT chính là điểm nhấn nổi bật trong cải cách, hiện đại hóa của KBNN trong năm 2020. Năm 2021, DVCTT tiếp tục được KBNN thực hiện tích cực và đạt kết quả tốt. Đến nay, KBNN đã cung cấp 100% thủ tục thực hiện DVCTT mức độ 4 và hoàn thành tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đạt tỷ lệ 100% đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc tham gia DVCTT. Số lượng giao dịch chứng từ chi NSNN phát sinh hàng tháng trên DVCTT đạt trên 99%.

Qua DVCTT, đơn vị sử dụng ngân sách có thể giao dịch với KBNN 24/7 (kể cả ngày nghỉ/ngày lễ) tại bất cứ địa điểm nào có kết nối internet, giảm thời gian đi lại và giảm chi phí hoạt động cho các đơn vị. Qua DVCTT, quá trình giải quyết hồ sơ, chứng từ chi NSNN được công khai, minh bạch, góp phần hiện đại hóa công tác kiểm soát chi NSNN, là tiền đề tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử của KBNN.

Longform: Kho bạc Nhà nước vững bước trên con đường hiện đại hóa

Với mục tiêu vì khách hàng, trong năm 2021, hệ thống KBNN đã tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ mới hoặc sửa đổi bổ sung theo hướng đơn giản hóa các thu tục thu, chi ngân sách thuộc lĩnh vực KBNN, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị giao dịch; tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình một cửa, một giao dịch viên; nâng cấp, mở rộng hệ thống DVCTT; cải cách tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng công chức, viên chức; hoàn thành xây dựng và chuyển đổi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; xây dựng quy chế đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của KBNN và triển khai khảo sát, đánh giá cho toàn hệ thống với kết quà mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của hệ thống KBNN đạt 99,4%; triển khai thí điểm thanh toán tự động các dịch vụ điện, nước, viễn thông định kỳ theo ủy quyền của đơn vị sử dụng ngân sách.

Trên cơ sở các kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính, năm 2021 KBNN được Bộ Tài chính đánh giá xếp loại 02 trong số các đơn vị thuộc khối Tổng cục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong năm 2020.

Longform: Kho bạc Nhà nước vững bước trên con đường hiện đại hóa

Năm 2021, KBNN được giao nhiệm vụ mới là quản lý Quỹ vắc-xin phòng Covid-19. Ban Quản lý Quỹ đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động của Quỹ; thực hiện công khai số tài khoản tiếp nhận ủng hộ, số điện thoại đường dây nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Tính đến hết ngày 15/12/2021, tổng số tiền ủng hộ Quỹ đạt: 8.799,85 tỷ đồng của 573.247 lượt tổ chức, cá nhân và bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng 55,9 tỷ đồng. Chi từ Quỹ 7.648,7 tỷ đồng, trong đó: chi mua vắc - xin 7.639,9 tỷ đồng; chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vắc –xin 8,8 tỷ đồng. Số dư Quỹ là 1.151,15 tỷ đồng.

Theo quy định tại Thông tư 41/2021 của Bộ Tài chính, số tiền nhàn rỗi mà Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 huy động sẽ được phép gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Theo đó, KBNN đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ Y tế để chủ động triển khai nhiệm vụ gửi tiền có kỳ hạn đối với nguồn quỹ đang tạm thời nhàn rỗi nhằm bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ.

Longform: Kho bạc Nhà nước vững bước trên con đường hiện đại hóa

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, trong khi đó, dịch Covid-19 có thể còn phức tạp, kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, nợ công trên phạm vi toàn cầu.

Xác định mục tiêu và phương châm hành động năm 2022 là: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ theo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 – 2030; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào các hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; tiếp tục tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống KBNN; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị”, KBNN cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ trọng tâm.

Theo đó, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các đề án, chính sách và các quy quy trình nghiệp vụ, toàn hệ thống KBNN sẽ tập trung: Tổ chức điều hành quản lý quỹ NSNN đảm bảo chặt chẽ, an toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của KBNN trong thực hiện nhiệm vụ tài chính- ngân sách, tăng cường quản lý chi tiêu công; Hoàn thành huy động vốn cho NSNN; tổ chức điều hành NQNN chặt chẽ, an toàn, minh bạch, chủ động và hiệu quả; Tổ chức tốt công tác kế toán, thanh toán đảm bảo an toàn, cung cấp thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác; thực hiện tốt công tác tổng hợp, lập báo cáo quyết toán NSNN, báo cáo tài chính nhà nước năm 2020.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong toàn hệ thống KBNN; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội bộ; Đảm bảo an ninh, an toàn tiền và tài sản Nhà nước giao cho KBNN quản lý; Thực hiện tốt công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản và xây dựng cơ bản nội ngành tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định, phục vụ tốt nhiệm vụ chuyên môn, chính trị được giao; Nâng cao chất lượng công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ và công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; Thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế và thông tin tuyên truyền; Chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để duy trì hoạt động KBNN các cấp an toàn, thông suốt.

Hồng Vân