Longform
Ngành Tài chính tiên phong hỗ trợ khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ

15:10 | 15/10/2024

Cơn bão số 3, kết hợp với các đợt mưa lũ kéo dài đã gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho nhiều địa phương, mang lại những hậu quả lớn cho người dân và doanh nghiệp. Trước bối cảnh này, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp mang tính chất tiên phong, hỗ trợ khẩn cấp cho đồng bào vùng thiên tai. Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp lâu dài để phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngành Tài chính tiên phong hỗ trợ khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ

Cơn bão số 3 (Yagi) kết hợp với các đợt mưa lũ kéo dài đã gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho nhiều địa phương, mang lại những hậu quả lớn cho người dân và doanh nghiệp. Trước bối cảnh này, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp mang tính chất tiên phong, hỗ trợ khẩn cấp cho đồng bào vùng thiên tai. Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp lâu dài để phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngành Tài chính tiên phong hỗ trợ khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ

Bão số 3 (Yagi) là bão mạnh nhất đổ vào Biển Đông trong suốt 30 năm qua. Đặc biệt nghiêm trọng, bão Yagi đã gây mưa lớn làm sạt lở đất, lũ ống, lũ quét xảy ra tại nhiều địa phương của Việt Nam: Lào Cai, Cao Bằng, Hòa Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Ninh… gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản.

Nhiều doanh nghiệp ở các khu công nghiệp trọng điểm đối mặt với sự tàn phá lớn. Các khu công nghiệp chịu thiệt hại nặng nề khi nhà xưởng bị hư hỏng, mái lật, nước tràn vào kho và các thiết bị, phương tiện sản xuất bị hư hại. Doanh nghiệp không chỉ mất nguồn thu trong thời gian sản xuất bị gián đoạn mà còn phải gánh chịu những chi phí khắc phục hậu quả sau bão.

Ước tính tổng thiệt hại cơn bão gây ra tới hết tháng 9 khoảng 81,5 nghìn tỷ đồng. Các công trình hạ tầng công cộng cũng như các hạ tầng lớn của địa phương bị ảnh hưởng nặng nề, như sập cầu Phong Châu, các hạ tầng, dịch vụ công cộng như về điện, nước, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện bị hư hại. Đây là thống kê sơ bộ về thiệt hại của cơn bão số 3 và hoàn lưu của nó gây ra. Tác động đến tăng trưởng kinh tế cả nước là làm giảm khoảng 0,15%.

Ngành Tài chính tiên phong hỗ trợ khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ

Khi bão đổ bộ vào miền Bắc, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã liên tục có 3 Công điện khẩn liên quan đến việc ứng phó, khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3.

Cụ thể, Công điện đầu tiên đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan khẩn trương rà soát thiệt hại để chủ động, khẩn trương bố trí ngân sách địa phương, dự phòng ngân sách địa phương hỗ trợ, khắc phục thiệt hại, đảm bảo ổn định đời sống của người dân, khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trường hợp nguồn ngân sách địa phương khó khăn, đề nghị khẩn trương tổng hợp, đề xuất phương án hỗ trợ gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

Ngay sau đó là Công điện đề nghị các cơ quan, đơn vị tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; thực hiện nghiêm túc, quyết liệt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá. Trong phạm vi, lĩnh vực quản lý, đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Công điện thứ ba gửi các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính; Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực về việc chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản trong mùa mưa lũ.

Nhờ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong và sau bão nên cơ bản các đơn vị của ngành Tài chính đóng trên địa bàn các địa phương có cơn bão đi qua không bị thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, các hoạt động của các cơ quan Thuế - Hải quan – Kho bạc Nhà nước vẫn đảm bảo an toàn, thông suốt.

Ngành Tài chính tiên phong hỗ trợ khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ

Khi nhận được thông tin về siêu bão, để bảo đảm an toàn cho tài sản, hàng dự trữ quốc gia, Tổng cục Dự trữ Nhà nước có công điện gửi 15 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực (Hà Nội, Tây Bắc, Vĩnh Phú, Hoàng Liên Sơn, Bắc Thái, Hà Bắc, Hải Hưng, Đông Bắc, Thái Bình, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Đà Nẵng, Nghĩa Bình) chủ động ứng phó khi bão đi vào vùng biển phía Đông Bắc.

Đây là cơn bão rất mạnh, để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ do ảnh hưởng của bão, Tổng cục Dự trữ Nhà nước yêu cầu 15 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực tổ chức trực ban 24/24 giờ; tăng cường công tác kiểm tra kho, hàng dự trữ quốc gia; triển khai các biện pháp phòng, chống để đảm bảo an toàn về người, tài sản và hàng dự trữ quốc gia…

Để kịp thời hỗ trợ người dân ở các tỉnh (Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn) vượt qua thời điểm khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định xuất cấp lương thực, vật tư, thiết bị, phương tiện dự trữ quốc gia. Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã giao nhiệm vụ cho các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực triển khai xuất khẩn cấp hàng dự trữ quốc gia cho các địa phương.

Với tinh thần vào cuộc khẩn trương để đưa gạo dự trữ tới tay người dân một cách nhanh nhất, cũng như xuất cấp, bàn giao vật tư, trang thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương khắc phục hậu quả cơn bão theo chỉ đạo của Chính phủ, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực (Hà Nội, Hải Hưng, Hà Bắc, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoàng Liên Sơn) chủ động, kịp thời triển khai xuất khẩn cấp hàng dự trữ quốc gia cho các địa phương.

Ngành Tài chính tiên phong hỗ trợ khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ
Ngành Tài chính tiên phong hỗ trợ khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ

Các công ty bảo hiểm cũng khẩn trương rà soát, đánh giá thiệt hại để đền bù cho những hợp đồng bảo hiểm đối với những tài sản cũng như các doanh nghiệp, xí nghiệp bị ảnh hưởng bão lũ.

Theo số liệu từ các doanh nghiệp bảo hiểm cập nhật đến 7/10/2024, tổng số tiền ước tính thiệt hại và chi trả quyền lợi bảo hiểm đã tạm thời lên tới con số 11.627 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp bảo hiểm huy động toàn bộ nhân lực, trực tiếp đến hiện trường xảy ra thiệt hại để hoàn tất công tác giám định tổn thất, tạm ứng bồi thường, góp phần nhanh chóng khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh.

KHẨN TRƯƠNG HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP MIỄN, GIẢM, GIA HẠN THUẾ THEO QUY ĐỊNH

Ngay sau khi cơn bão qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 143/NQ-CP, Bộ Tài chính cùng các đơn vị trực thuộc đã triển khai khẩn trương, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp trên tinh thần nhanh, khả thi, kịp thời, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng; trình tự, thủ tục, điều kiện thụ hưởng đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá.

Trước tiên là tiếp tục thực hiện các chính sách giãn, hoãn việc nộp thuế, phí, lệ phí để tạo dòng tiền cho các doanh nghiệp, hộ gia đình sớm phục hồi.

Hiện nay, các chính sách áp dụng chung cho cả nước hiện có là giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng cuối năm; gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2024.

Đối với riêng các đối tượng chịu thiệt hại trực tiếp do ảnh hưởng của bão, lũ, chính sách pháp luật cũng có rất nhiều quy định nhằm chia sẻ khó khăn.

Đơn cử như: giảm thuế tài nguyên tương ứng với giá trị thiệt hại về tài nguyên nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt có thể giảm tới 30% nhưng không vượt quá số thuế phải nộp, không vượt quá giá trị thiệt hại. Chính sách thuế thu nhập cá nhân cũng có quy định miễn, giảm cho bà con, tổ chức kinh doanh bị thiệt hại.

Thuế giá trị gia tăng không có quy định giảm cụ thể liên quan đến thiên tai, song, tất cả chi phí, hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ hàng hóa không may bị tổn thất, kể cả hàng hóa không may bị mất đi, bị hỏng hóc do mưa bão cũng như hàng hóa mua vào để khắc phục thiệt hại, xây dựng lại nhà xưởng sẽ được kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

Đặc biệt, với thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định của luật và các văn bản hướng dẫn nêu rất rõ: Những chi phí liên quan đến thiệt hại do bão lũ đều được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, sau khi trừ đi số tiền đã được bảo hiểm bồi thường.

Như vậy, các chính sách tài chính hiện có đều đã tính đến việc chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp trong các trường hợp thiên tai xảy ra.

Ngành Tài chính tiên phong hỗ trợ khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ

Ngành Tài chính tiên phong hỗ trợ khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ

ĐỀ XUẤT GIẢM TỚI 30% TIỀN THUÊ ĐẤT

Cùng với các chính sách thuế, Bộ Tài chính đã hoàn thiện và gửi xin ý kiến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024, với mức giảm đề xuất là 15% hoặc 30%.

Đối tượng áp dụng là tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất, trực tiếp theo quyết định, hoặc hợp đồng, hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tính tại thời điểm người thuê đất nộp hồ sơ đề nghị giảm tiền thuê đất theo quy định) dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm (người thuê đất).

Ngành Tài chính tiên phong hỗ trợ khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ

Quy định này áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất không thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, và trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan; cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ giảm tiền thuê đất; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Dự kiến số tiền thuê đất giảm theo dự thảo Nghị định vào khoảng 2.000 - 4.000 tỷ đồng.

Để đơn giản thủ tục hành chính và thuận lợi trong tổ chức thực hiện; hạn chế tình trạng xin - cho khi phải đi xin xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Tài chính trình Chính phủ thành phần hồ sơ chỉ gồm 2 loại văn bản: Giấy đề nghị giảm và Quyết định cho thuê hoặc hợp đồng thuê, hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

Đồng thời quy định: Người nộp tự khai, tự nộp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung khi đề nghị giảm tiền thuê đất. Để đảm bảo thuận lơi cho việc kịp thời thu, nộp tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, người nộp có thể nộp bằng phương thức điện tử hoặc phương thức khác cho cơ quan thuế hoặc cơ quan khác theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép trích 80 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 hỗ trợ cho 4 địa phương để thực hiện khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ổn định đời sống người dân (gồm: Sơn La 20 tỷ đồng, Tuyên Quang 20 tỷ đồng, Lạng Sơn 20 tỷ đồng, Phú Thọ 20 tỷ đồng).

Đây là những giải pháp hết sức quan trọng, hỗ trợ bà con phục hồi sớm việc sản xuất kinh doanh.

Ngành Tài chính tiên phong hỗ trợ khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ

Tương thân tương ái, chung tay chia sẻ khó khăn

Không chỉ bằng trách nhiệm công việc, với tinh thần “tương thân, tương ái” và để kịp thời chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại to lớn của đồng bào và các địa phương bị thiệt hại do mưa lũ gây ra, và hưởng ứng Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, Bộ Tài chính đã phát động toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Tài chính tham gia ủng hộ đồng bào các địa phương bị thiệt hại do bão lũ.

Ngày 12/9, Công đoàn Bộ Tài chính đã phát động, kêu gọi toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai. Hưởng ứng lời kêu gọi của Công đoàn Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và nhiều đơn vị tài chính đóng tại các địa phương đều tổ chức kêu gọi, quyên góp, ủng hộ và trực tiếp đi trao quà hỗ trợ cho người dân ở khu vực chịu nhiều thiệt hại bởi bão lũ.

Ngành Tài chính tiên phong hỗ trợ khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ

Đặc biệt, Quỹ Tâm Tài Việt và Công ty Xổ số điện toán Việt Nam Vietlott cùng các đơn vị đồng hành là Thời báo Tài chính Việt Nam và Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học bưu điện đã vận động và huy động các tổ chức cá nhân quyên góp được 2,9 tỷ đồng để tài trợ trang thiết bị, dụng cụ học tập cho các trường thuộc các tỉnh bị thiệt hại nặng do ảnh hưởng của bão lũ gồm Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hòa Bình,…

Ngành Tài chính tiên phong hỗ trợ khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ

Từ câu chuyện “đấu tranh” với dịch Covid-19, đến nay là khắc phục thiệt hại do cơn bão lịch sử gây ra, có thể thấy, ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và một phần không nhỏ của ngành Tài chính.

Thực hiện: Minh Anh - Hồng Vân.

Ảnh và video: Đức Minh - Mạnh Tuấn.

Hồng Vân