Chỉ số hàng tồn kho may trang phục giảm 1,3%. Ảnh: MN.

Cụ thể, sản xuất vải dệt thoi giảm 32,3%; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) giảm 1,3%; sản xuất giầy, dép giảm 19,2%; sản xuất xi măng giảm 33,7%; sản xuất linh kiện điện tử giảm 75,2%; sản xuất thiết bị truyền thông giảm 76,9%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng giảm 8,8%; sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện giảm 18,9%; sản xuất ôtô giảm 38,1%...

Hàng tồn kho giảm là do tiêu thụ hàng hóa đã tăng lên, đặc biệt là sản phẩm thuộc các ngành chế biến, chế tạo như: sản xuất sợi, hàng may sẵn, giày dép... Đây là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh nền kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn và trước đó nhiều dự báo là hàng tồn kho sẽ tăng vào những tháng cuối năm.Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết.

Tuy nhiên, trong khi hàng tồn kho của ngành chế biến, chế tạo giảm thì một số ngành lại có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ năm trước .Trong các mặt hàng tồn kho tăng thì đường chiếm tỷ trọng cao nhất (47%). Theo lý giải của Cục XNK (Bộ Công Thương), bên cạnh việc nhu cầu giảm thì còn một số lượng lớn lượng đường NK trước đó. Để giải quyết số hàng tồn kho này, từ nay đến cuối năm sẽ hạn chế NK đường để tạo điều kiện tiêu thụ số hàng tồn.

Bên cạnh đó là hàng tồn kho của các ngành sản xuất : mô tô, xe máy; bia; hàng may sẵn (trừ trang phục); giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy; phân bón và hợp chất ni tơ; các cấu kiện kim loại; pin và ắc quy; dây, cáp điện và dây dẫn điện tử khác./.

Nhật Minh