Tạo đột phá cho thương mại song phương Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ- Ảnh 2.
Bộ trưởng Ngân khố và Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek khẳng định, Việt Nam là một trong những đối tác kinh tế ưu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực châu Á, mong muốn quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước sẽ được tăng cường hơn nữa.

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngân khố và Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí địa chiến lược quan trọng, có thể hỗ trợ nhau kết nối với các thị trường lớn tại châu Âu, Trung Đông - châu Phi và châu Á; khẳng định Việt Nam coi trọng việc tăng cường hợp tác kinh tế trên cơ sở đôi bên cùng có lợi giữa hai nước; đánh giá cao vai trò của Bộ Ngân khố và Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương thời gian qua.

Thủ tướng nhấn mạnh, dư địa hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, nền kinh tế hai nước có nhiều tiềm năng bổ sung cho nhau, song các khuôn khổ hợp tác còn hạn chế.

Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Ngân khố và Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek tiếp tục đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa hai nước, đặc biệt là thúc đẩy khả năng đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ, gỡ bỏ các rào cản thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam về xây dựng chính sách tài khóa và tiền tệ…

Bộ trưởng Ngân khố và Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian tiếp; nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp trong chuyến thăm Việt Nam năm 2017 trên cương vị Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ.

Bộ trưởng bày tỏ ngưỡng mộ trước các thành tựu kinh tế và hội nhập của Việt Nam, nhận định quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Bộ trưởng khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác kinh tế ưu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực châu Á, mong muốn quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước sẽ được tăng cường hơn nữa.

Bộ trưởng Ngân khố và Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí cao với các định hướng hợp tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh sự cần thiết cần có sự kết hợp giữa đẩy mạnh giao lưu thông qua việc thúc đẩy kết nối hàng không, tạo điều kiện thuận lợi về thị thực, và mở chi nhánh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Bộ trưởng chia sẻ về sự cần thiết giảm bớt các biện pháp phòng vệ để tạo thuận lợi cho hợp tác thương mại; nghiên cứu khả năng khởi động đàm phán FTA nhằm tạo đột phá cho thương mại song phương vào thời gian phù hợp, hướng tới cân bằng thương mại và xác lập những khuôn khổ hợp tác mạnh mẽ hơn trong thời gian tới; khuyến khích các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ tham gia nhiều hơn vào các dự án đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam...

Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hợp tác phát triển các khu công nghệ cao- Ảnh 2.
Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Kacir khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực có thế mạnh như công nghiệp, công nghệ cao, tự động hóa, công nghiệp quốc phòng, sản xuất ô tô, viễn thám…

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Kacir, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong quá trình công nghiệp hóa đất nước; đánh giá cao việc Thổ Nhĩ Kỳ là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất từ khu vực Trung Đông vào Việt Nam, khẳng định hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn, doanh nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị với kinh nghiệm trong việc vận hành các khu công nghiệp (hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ đang có hơn 100 khu công nghiệp công nghệ cao với các quy mô khác nhau), phía Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu đầu tư, phát triển, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao tại Việt Nam. Hai bên có thể trao đổi cụ thể vấn đề này tại kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban hỗn hợp song phương.

Cảm ơn Thủ tướng Chính phủ đã dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Kacir khẳng định, là một quốc gia của công nghiệp và chế tạo, Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực có thế mạnh như công nghiệp, công nghệ cao, tự động hóa, công nghiệp quốc phòng, sản xuất ô tô, viễn thám…

Bộ trưởng tin tưởng hai bên có rất nhiều tiềm năng hợp tác do có nhiều lợi thế và kinh nghiệm có thể bổ sung cho nhau.

Bộ trưởng nhất trí với định hướng của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong hợp tác phát triển các khu công nghiệp và công nghệ cao tại Việt Nam, đề xuất thúc đẩy hợp tác giữa các hãng sản xuất ô tô điện của Thổ Nhĩ Kỳ với các đối tác Việt Nam, khẳng định đây là lĩnh vực mới song rất tiềm năng.

Bộ trưởng cũng nhất trí về tầm quan trọng của mạng lưới các hiệp định thương mại tự do trong tiếp cận và mở rộng thị trường, đề nghị hai nước tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.

Thủ tướng tiếp lãnh đạo tập đoàn Thổ Nhĩ Kỳ tham gia xây dựng sân bay Long Thành- Ảnh 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự hợp tác và đồng hành của IC Holdings, chúc mừng Công ty IC ICTAS (thuộc Tập đoàn IC Holdings) dẫn đầu Liên danh Vietur đã trúng gói thầu tại sân bay Long Thành.

Tại cuộc tiếp, ông Ibrahim Cecen, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn và ông First Cecen, Chủ tịch Công ty xây dựng IC ICTAS đã cập nhật tình hình triển khai các hoạt động tại Việt Nam; tìm hiểu cơ hội hợp tác, mở rộng đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Thông báo tiến độ gói thầu nhà ga Long Thành, lãnh đạo IC cho biết, rất hài lòng với công việc đang triển khai tại Việt Nam và sẽ tiếp tục làm ăn lâu dài, coi Việt Nam như đất nước thứ hai của mình, đóng vai trò tiên phong ở Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước.

IC cũng đang quan tâm tới nhiều dự án khác tại Việt Nam, như đường sắt Thủ Thiêm-Long Thành, tuyến metro số 4 tại TP. Hồ Chí Minh, tuyến metro số 5 tại Hà Nội…

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự hợp tác và đồng hành của IC Holdings, chúc mừng Công ty IC ICTAS (thuộc Tập đoàn IC Holdings) dẫn đầu Liên danh Vietur đã trúng gói thầu tại sân bay Long Thành.

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, địa phương liên quan triển khai gói thầu xây dựng nhà ga Sân bay Long Thành hiệu quả, đúng tiến độ, chất lượng đề ra, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Để bảo đảm tiến độ, cần tiến hành thi công "3 ca 4 kíp"; để bảo đảm chất lượng, cần giám sát chặt chẽ.

Thủ tướng cũng đề nghị IC tham gia xây dựng các công trình lớn khác; đồng thời nghiên cứu, hợp tác, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án đầu tư cụ thể khác trong các lĩnh vực thế mạnh của Tập đoàn và Việt Nam đang ưu tiên, nhất là cơ sở hạ tầng chiến lược đường bộ, đường biển, hàng không, công nghiệp, năng lượng, du lịch, đô thị thông minh…

Việt Nam đã xác định 3 đột phá chiến lược để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực. Theo đó, Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu tại Việt Nam (như đường cao tốc, sân bay, cảng biển, đường sắt cao tốc, tàu điện ngầm, metro…).

Với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Chính phủ cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng đầu tư kinh doanh hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam.

Thủ tướng làm việc với tập đoàn công nghiệp quốc phòng hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ- Ảnh 9.
Thủ tướng đề nghị hai bên xem xét khả năng, thúc đẩy hợp tác phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi nước, nhất là trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phát triển, sản xuất trang thiết bị, vũ khí; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý…

Làm việc với Tập đoàn Hàng không vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TAI) - một trong những tập đoàn công nghiệp quốc phòng hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, trải qua những giai đoạn bị hạn chế trong việc hợp tác với bên ngoài, với tinh thần tự lực, tự cường, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển nền công nghiệp quốc phòng dựa trên các công nghệ hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó có lĩnh vực hàng không với nguồn lực đầu tư tài chính lớn, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thủ tướng cảm ơn các hoạt động hỗ trợ, hợp tác của phía Thổ Nhĩ Kỳ với Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam xác định nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Muốn vậy, phải hiện đại hóa quốc phòng với tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận hiện đại và thực tế, phù hợp với chiến lược quốc phòng, quân sự của Việt Nam; thay đổi phương thức tổ chức và hoạt động phù hợp; ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng…

Để đạt được mục tiêu đó, hợp tác, hội nhập quốc tế là một trong những phương cách thiết thực và hiệu quả.

Với các nội dung mà Tập đoàn đã giới thiệu và qua trao đổi với các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng đề nghị hai bên xem xét khả năng, thúc đẩy hợp tác phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi nước, nhất là trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phát triển, sản xuất trang thiết bị, vũ khí; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý; hợp tác đào tạo nhân lực; hợp tác mua sắm trang thiết bị; hợp tác trong tổ chức các hội chợ, triển lãm quốc phòng…