Bộ Tài chính đã bãi bỏ 40 thủ tục hành chính

Thời gian qua, Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành về CCHC nhằm triển khai có hiệu quả các nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Bộ Tài chính tiếp tục cải cách toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp hài lòng về hiệu quả hỗ trợ của cơ quan hải quan.

Trong đó, Bộ Tài chính đã kiểm soát chặt chẽ các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý, nhằm mục tiêu cải cách một cách toàn diện gắn với việc phát triển Chính phủ điện tử và quá trình chuyển đổi số để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

9 năm trong top 3 bộ, ngành dẫn đầu về PAR Index

Năm 2023, Chính phủ đã công bố Chỉ số CCHC năm 2022 (PAR Index) của các bộ, ngành, địa phương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2022.

Bộ Tài chính xếp vị trí thứ 3 với kết quả Chỉ số CCHC đạt 89,76%. Đây là năm thứ 9 liên tiếp (từ năm 2014 - 2022), Bộ Tài chính nằm trong nhóm 3 bộ, cơ quan ngang bộ dẫn đầu về PAR Index.

Bộ Tài chính cho biết, thực hiện Quyết định số 2838/QĐ-BTC về Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024 của Bộ Tài chính, tính đến ngày 29/2/2024, Bộ Tài chính đã triển khai thực hiện 85/146 nhiệm vụ, trong đó đã hoàn thành 13 nhiệm vụ, triển khai 58 nhiệm vụ thường xuyên có hiệu quả và đảm bảo tiến độ, đang tiếp tục thực hiện 14 nhiệm vụ theo kế hoạch.

Trong 2 tháng đầu năm 2024, Bộ Tài chính đã ban hành 4 quyết định công bố sửa đổi, bổ sung, thay thế 21 TTHC; bãi bỏ 40 TTHC và ban hành mới 10 TTHC trong lĩnh vực thuế, bảo hiểm.

Hiện nay, tổng số dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính là 756, trong đó: 378 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 116 dịch vụ công trực tuyến một phần và 262 dịch vụ cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân.

Bộ Tài chính đã hoàn thành kết nối, tích hợp 284 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Bộ phận "một cửa" của Bộ Tài chính tiếp tục vận hành ổn định, hiệu quả, tính từ ngày 1/1/2024 đến ngày 29/2/2024, đã tiếp nhận 218 hồ sơ.

Đáng lưu ý, thời gian qua, Bộ Tài chính thường xuyên rà soát, đánh giá TTHC nhằm đề xuất bãi bỏ những TTHC không còn phù hợp hoặc sửa đổi theo hướng cụ thể, rõ ràng, đơn giản, tăng tính khả thi cho cá nhân, tổ chức thực hiện.

Sẵn sàng lắng nghe để thay đổi

Đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho biết, Ban pháp chế VCCI đã thực hiện khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp và kết quả cho thấy, cơ quan thuế, hải quan đã có những thay đổi rất tích cực.

Đơn cử như liên quan đến việc thông quan hàng hóa cho thấy, sự nỗ lực của ngành Hải quan trong thời gian qua để kéo giảm thời gian thông quan. Đây là kết quả rất trân trọng. Cơ quan thuế, hải quan đã sẵn sàng lắng nghe để thay đổi và kết quả mang lại rất rõ rệt, được doanh nghiệp đánh giá cao.

Cơ quan thuế, hải quan đã lấy mức độ hài lòng của doanh nghiệp làm thước đo đánh giá năng lực, hiệu lực hiệu quả của cơ quan. Các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến theo các hình thức khác nhau cũng đã được triển khai, kể cả trên truyền hình, các hội nghị đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp theo chuyên đề, theo các cấp khác nhau trong hệ thống quản lý, tiếp tục thể hiện sự cầu thị và tư duy đổi mới trong hoạt động.

Bộ Tài chính tiếp tục cải cách toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp
Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá, cơ quan thuế có nhiều thay đổi tích cực. Ảnh tư liệu.

Năm 2023, Chính phủ đã công bố Chỉ số CCHC năm 2022 (PAR Index) của các bộ, ngành, địa phương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2022.

Bộ Tài chính xếp vị trí thứ 3 với kết quả Chỉ số CCHC đạt 89,76%. Đây là năm thứ 9 liên tiếp (từ năm 2014 - 2022), Bộ Tài chính nằm trong nhóm 3 bộ, cơ quan ngang bộ dẫn đầu về PAR Index.

Có thể khẳng định, công tác cải các hành chính trong đó có cải cách TTHC của Bộ Tài chính ngày càng đi vào nề nếp, đồng bộ, hiệu quả, qua đó tạo điều kiện thuận lợi tối đa, gỡ bỏ những rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân.

Đây cũng là vấn đề được lãnh đạo Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực tài chính - ngân sách, góp phần giữ vững ổn định, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ngay từ đầu năm, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2838/QĐ-BTC về Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024 của Bộ Tài chính.

Theo đó, Bộ Tài chính xác định Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024 tiếp tục bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Tài chính.

Đồng thời, triển khai đồng bộ và toàn diện từ công tác thể chế, cải cách TTHC đến xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Bộ Tài chính số trên tất cả các lĩnh vực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan hành chính nhà nước ngành Tài chính. Mục tiêu nhằm khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phục hồi, phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay.

Bám sát 7 nội dung của công tác cải cách hành chính

Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024 của Bộ Tài chính bám sát 7 nội dung của công tác cải cách hành chính, bao gồm: Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và công tác chỉ đạo, điều hành.

Kế hoạch đã đề ra 65 nhóm nhiệm vụ với 146 sản phẩm/hoạt động đầu ra cụ thể, xác định rõ căn cứ, trách nhiệm của từng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp cũng như tiến độ rõ ràng.