Báo cáo của Deloitte cho thấy, các công cụ tài chính cắt giảm chi phí có thể giúp giảm thiểu rủi ro cho các dự án xanh tại các nền kinh tế đang phát triển, đồng thời khiến việc đầu tư vào các dự án này trở nên hấp dẫn hơn, từ đó hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng trên toàn cầu.

Deloitte: Cải thiện cơ cấu vốn có thể tiết giảm 40% chi phí cho giảm thải carbon
Deloitte: Cải thiện cơ cấu vốn có thể tiết giảm 40% chi phí cho giảm thải carbon. Ảnh: T.L
Phát thải ròng bằng 0 lợi gấp 5 lần chi phí giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu Phát thải ròng bằng 0 lợi gấp 5 lần chi phí giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu

Những nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được phát thải khí nhà kính bằng 0 có thể mang lại lợi ích kinh tế và xã ...

Doanh nghiệp tìm hướng phát triển xanh, giảm phát thải carbon Doanh nghiệp tìm hướng phát triển xanh, giảm phát thải carbon

Chính phủ đặt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, hỗ trợ ...

Để đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050, tổng vốn đầu tư trên toàn cầu vào lĩnh vực năng lượng cần đạt mức 5-7 nghìn tỷ USD/năm. Tuy nhiên, hiện nay thế giới chỉ đầu tư chưa đến 2 nghìn tỷ USD/năm cho quá trình chuyển đổi, còn rất thấp so với nguồn lực tài chính cần thiết để giúp thế giới đạt được các mục tiêu chung về khí hậu.

Để giành chiến thắng trong cuộc đua đến mức phát thải ròng bằng không, thế giới phải đầu tư một cách sáng suốt và xác định các lĩnh vực cắt giảm chi phí. Ví dụ, các khoản đầu tư xanh hiện được thực hiện ở các nền kinh tế đang phát triển chiếm chưa đến 50%, nguyên nhân chủ yếu là do rủi ro lớn hơn và ngân sách từ khu vực công cho các dự án chuyển đổi năng lượng còn hạn hẹp.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu mức phát thải ròng bằng không, 70% khoản đầu tư xanh cần được rót vào các nền kinh tế đang phát triển từ nay đến năm 2030 khi các quốc gia này tìm kiếm công nghệ và cơ sở hạ tầng mới, bền vững.

Mặc dù chi phí cần thiết cho quá trình chuyển đổi có vẻ như khá cao nhưng nếu so với các giải pháp khác, mức chi phí này vẫn được xem là thích đáng. Nền kinh tế toàn cầu có thể hưởng lợi nhuận kinh tế trị giá 43 nghìn tỷ USD trong vòng năm thập kỷ tới thông qua việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, tiến tới phát thải ròng bằng không với những khoản đầu tư lớn hơn vào hệ thống năng lượng sạch và phối hợp hoạch định chính sách.

Trong khi khu vực tư nhân tăng cường chiến lược đầu tư có mục tiêu hơn, chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế cần phải nhanh chóng gỡ bỏ các rào cản chính trị, hạn chế rủi ro có thể làm tăng chi phí đầu tư bền vững và tạo dựng môi trường cho phép dòng vốn đầu tư thuận lợi chảy vào, từ đó giúp quá trình chuyển đổi diễn ra ở mức chi phí khả thi hơn.

Bốn khuyến nghị dành cho chính phủ các quốc gia:

Nắm bắt định hướng rõ ràng hơn, mang tính chiến lược hơn cho các hành động.

Xây dựng những khuôn khổ pháp lý minh bạch và hiệu quả cho việc đầu tư vào khí hậu.

Giải quyết các rào cản thị trường - đặc biệt là tình trạng thiếu thị trường xanh và bền vững để các nhà đầu tư đánh giá và so sánh dự án.

Hiểu rõ các rào cản chuyển đổi đối với đầu tư xanh nằm ở cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.