15

Do đó, dự báo nhóm này sẽ không tác động lên CPI như thông thường các năm. Dự báo giá cả cũng sẽ không biến động trong tháng này.

Quản chặt giá cả các mặt hàng thiết yếu

So với tháng trước, CPI tháng 8/2021 tăng 0,25%; trong đó, khu vực thành thị tăng 0,34%, cao hơn mức tăng 0,14% của khu vực nông thôn. Nguyên nhân tăng nhẹ của CPI tháng 8 là chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm của khu vực thành thị tăng. Ngoài ra, việc nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm phòng, chống dịch Covid-19 cũng khiến giá cả biến động.

Thực hiện lộ trình giá thị trường một số dịch vụ công gây áp lực lạm phát


Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, một yếu tố lo ngại gây áp lực đến lạm phát cuối năm đến từ việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số dịch vụ công trong giai đoạn tới, trong đó phải tính đến việc triển khai Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ trong năm 2021. Theo đó, trong trường hợp xem xét tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh bước 3, kết cấu chi phí quản lý thì sẽ tác động đến CPI khoảng 0,13%.

Trong tháng 9, dự báo, những tác động của việc giảm giá điện, giá nước, cước viễn thông vẫn tiếp tục là yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá cả.

Trong bối cảnh dịch bệnh và một số địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, vấn đề dư luận lo ngại nhất vẫn là việc cung ứng hàng hóa, nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng tới giá cả thị trường. Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách đến ngày 21/9. Trước thời điểm đó, thành phố đã công khai giá 7 nhóm hàng hóa thiết yếu trong thời gian giãn cách. Sở Tài chính Hà Nội đã ban hành công văn kèm danh mục bảng giá để người dân có thể tham khảo và tìm hiểu giá cả các mặt hàng thiết yếu trước khi tham gia vào mua sắm tiêu dùng cho gia đình trong những ngày giãn cách xã hội. Các nhóm hàng thiết yếu được công khai giá với giá cả bình ổn, gồm nhóm lương thực, nhóm thực phẩm, nhóm rau củ, nhóm mỳ tôm, nhóm gia vị, nhóm đồ hộp, nhóm bánh… với tổng số 115 mặt hàng.

Những mặt hàng thiết yếu như giá xăng, gas, điện, nước sạch, các mặt hàng nông sản, vật tư nông nghiệp, giá các dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụ giáo dục và sách giáo khoa, giá thuốc, vật tư y tế, vật tư phòng dịch… thời gian qua đã được các bộ, ngành, địa phương quản lý điều hành nhịp nhàng, chặt chẽ.

Thông tin vui trước thềm năm học mới, nhiều địa phương đã quyết định miễn, giảm học phí cho học sinh học các cấp. Tổng số kinh phí miễn, giảm trong năm học lên tới hơn 1 nghìn tỷ đồng. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài, việc ban hành chính sách hỗ trợ học phí nêu trên sẽ giúp phụ huynh đỡ khó khăn, đồng thời động viên, khuyến khích học sinh trước thềm năm học mới 2021 - 2022, góp phần giảm áp lực lên chỉ số giá tiêu dùng.

Lo ngại “nhập khẩu lạm phát” cuối năm

Từ nay đến cuối năm, tình hình căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực cũng như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trong lĩnh vực thương mại dự báo vẫn diễn biến phức tạp và có các tác động tới kinh tế trong nước và nhiệm vụ kiểm soát lạm phát của Chính phủ. Dự báo rủi ro lạm phát trên thế giới vẫn tăng cao sẽ tác động gián tiếp tới nước ta khi giá nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu tiếp tục ở mức cao như xăng dầu, gas, thép khiến giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tăng, gia tăng tỷ lệ “nhập khẩu lạm phát”.

Theo dự báo của giới chuyên gia, những tháng cuối năm giá nhiên liệu (xăng dầu, gas) mặc dù khó có thể tăng đột biến do mức giá hiện nay đã ở mức cao cũng như sự lo ngại về các biến chủng của virus tiếp tục lây lan mạnh hơn tại một số quốc gia cũng là những yếu tố tâm lý có thể tác động đan xen đến mặt bằng giá.

Dự báo, giá một số mặt hàng nguyên liệu có khả năng sẽ tiếp tục ở mức cao như sắt thép, phân bón do thiếu hụt nguồn cung trên thế giới. Trong tháng 8, giá thép đã tương đối ổn định so với những tháng trước nhưng vẫn có thể tăng nhẹ vào thời điểm cuối quý III, đầu quý IV khi bước vào mùa xây dựng.

Một số mặt hàng lương thực, thực phẩm, như: Giá gạo dự báo có thể tăng nhẹ trong những tháng cuối năm do nhu cầu nhập khẩu của các thị trường chính vẫn duy trì ở mức cao. Giá thịt lợn cơ bản ổn định nhưng không loại trừ khả năng có thể tăng nhẹ trở lại do các yếu tố đầu vào như thức ăn chăn nuôi, con giống ở mức cao.

Ngoài ra, giá một số mặt hàng vật tư nông nghiệp như phân bón dự báo có thể tăng trong nửa cuối năm là yếu tố tác động đến đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Hay những rủi ro về thiên tai bão lũ có thể làm giá một số mặt hàng tăng cục bộ tại một số địa bàn tác động nhất định tới CPI. Bên cạnh đó, yếu tố đáng lo ngại hiện hữu đó là phí lưu thông, vận chuyển hàng hóa trên thế giới tăng cao, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, một yếu tố lo ngại gây áp lực đến lạm phát cuối năm đến từ việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số dịch vụ công trong giai đoạn tới, trong đó phải tính đến việc triển khai Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ trong năm 2021. Theo đó, trong trường hợp xem xét tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh bước 3, kết cấu chi phí quản lý thì sẽ tác động đến CPI khoảng 0,13%.

Cập nhật kịch bản giá cuối năm


Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến rất phức tạp trong thời gian qua, nhất là tại các tỉnh phía Nam, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu cầu thiết yếu cho nhân dân. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã kịp thời tham mưu và có văn bản triển khai đến các bộ, ngành, địa phương về việc tăng cường triển khai công tác quản lý, điều hành giá, ổn định giá cả thị trường. Các bộ: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương đã vào cuộc rất kịp thời, để hạn chế, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung tại các địa phương chịu tác động của dịch bệnh.

Trên cơ sở diễn biến thực tế các mặt hàng, các cơ quan chức năng đã linh hoạt, chủ động trong điều hành. Ví như mặt hàng xăng dầu, dù diễn biến giá xăng dầu trên thế giới tăng cao nhưng xăng dầu trong nước được điều chỉnh phù hợp, linh hoạt, nên không có tình trạng tăng “đột biến”. Trong 8 tháng, Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành 16 văn bản điều hành xăng dầu, trong đó giá xăng có 10 lần tăng, 4 lần giảm và 2 lần giữ ổn định; giá dầu có số lần điều chỉnh tăng ít hơn (8 - 9 lần tùy loại).

Hay như thời điểm dịch bệnh diễn biến căng thẳng vừa qua, Bộ Tài chính liên tục có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị công bố giá thị trường của các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2, các hàng hóa, dịch vụ phòng, chống dịch khác để các địa phương, đơn vị tham khảo trong mua sắm.

Để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội giao, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá cho rằng, những tháng cuối năm, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động. Trên cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh trong nước và diễn biến giá cả các mặt hàng trên thế giới và trong nước, Bộ Tài chính đề xuất triển khai một số biện pháp như: Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả, quản lý kê khai giá, niêm yết giá theo quy định pháp luật.

Các cơ quan quản lý sẽ tiếp tục đánh giá, cập nhật kịch bản điều hành giá cho cuối năm để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, nhất là việc tính toán, điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Minh Anh