Trước đó, người lãnh đạo tiền nhiệm của bà ở khu vực này là bà Victoria Kwakwa.

Bà Ferro có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc tại nhiều quốc gia châu Âu, Mỹ Latinh và Caribe, châu Phi và Trung Đông, và Nam Á, từng đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo tại WB. Trước khi nhận nhiệm vụ mới này, bà đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch phụ trách các chính sách hoạt động và chương trình quốc gia, giám sát chương trình ứng phó khủng hoảng lớn nhất của WB đối với đại dịch Covid-19.

Trước đó, ở vị trí Giám đốc Chiến lược và hoạt động tại khu vực Mỹ La-tinh và Caribe, bà Ferro quản lý danh mục lớn các chương trình, dự án của WB tại nhiều quốc gia thu nhập trung bình và các nước nhỏ. Còn khi giữ chức vụ Giám đốc Quản lý kinh tế và giảm nghèo, bà đã chủ trì các cuộc đối thoại kinh tế với khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Trên cương vị mới, bà Ferro sẽ lãnh đạo các chương trình của WB tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương hướng tới phục hồi bền vững và nâng cao khả năng thích ứng sau đại dịch Covid-19. Mặc dù nhiều quốc gia trong khu vực đã kiểm soát thành công dịch Covid-19 trong năm 2020, các đợt bùng phát liên tiếp đang làm chậm tốc độ tăng trưởng chung và khả năng tạo việc làm, cũng như gia tăng bất bình đẳng vào năm 2021.

Trên cương vị mới từ ngày 16/9, bà Ferro cho biết: “WB là đối tác lâu năm ở Đông Á và Thái Bình Dương và chúng tôi cam kết hỗ trợ sự phục hồi của khu vực vào thời điểm quan trọng này. Là Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tôi mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác bền chặt với các quốc gia và các đối tác phát triển”.

Bà Ferro có bằng Tiến sĩ về kinh tế phát triển tại Đại học Stanford (Mỹ) và bằng kỹ sư tại Đại học Kỹ thuật Lisbon (Bồ Đào Nha). Bà được biết đến với khả năng lãnh đạo chiến lược, bề dày kinh nghiệm dẫn dắt hoạt động của WB ở cấp quốc gia đồng thời đã xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các quốc gia thành viên và đối tác phát triển.

Bà Ferro sẽ phụ trách quan hệ chiến lược của WB với 26 quốc gia tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, hơn 1.000 nhân viên và danh mục các chương trình cho vay với tổng trị giá khoảng 40 tỷ USD.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, Nhóm Ngân hàng Thế giới đã cung cấp hơn 157 tỷ USD để hỗ trợ các quốc gia ứng phó với những tác động y tế, kinh tế và xã hội của đại dịch, đây là chương trình ứng phó khủng hoảng nhanh nhất và lớn nhất trong lịch sử của WB. Nguồn tài chính này đang giúp hơn 100 quốc gia trên thế giới tăng cường khả năng phòng chống đại dịch, bảo vệ người nghèo và đảm bảo việc làm, đồng thời khởi động quá trình phục hồi thân thiện với khí hậu. WB cũng đang hỗ trợ hơn 50 quốc gia thu nhập thấp và trung bình, hơn một nửa trong số đó ở châu Phi, mua và triển khai tiêm vắc xin Covid-19, và sẵn sàng cung cấp 20 tỷ USD cho nhiệm vụ này đến cuối năm 2022.

Thảo Miên