Ngày 23/5: Thị trường lúa gạo trầm lắng, nhu cầu cao
Ảnh minh họa

Ổn định tại thị trường trong nước

Khảo sát tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa gạo các loại vẫn duy trì ổn định so với hôm qua 22/5.

Theo đó, tại kho An Giang, giá lúa nếp An Giang đang được thương lái thu mua giữ ở mức 8.200 – 8.400 đồng/kg bằng giá ngày hôm qua.

Giá lúa OM 5451 6.400 - 6.500 đồng/kg; nàng Hoa 8 ở mức 6.600 -6.800 đồng/kg; giá lúa Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua ở mức 6.800 - 7.000 đồng/kg; OM 18 dao động quanh mốc 6.600 - 6.800 đồng; lúa IR 504 đang được thương lái thu mua ở mức 6.200 - 6.400 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 - 8.000 đồng/kg; nếp khô Long An 8.600 - 8.800 đồng/kg và lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm duy trì ổn định. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu đứng ở mức 9.800 đồng/kg; gạo thành phẩm 11.100 đồng/kg.

Tại Cần Thơ mặt hàng lúa khô và lúa tươi vẫn khá ổn định. Lúa tươi Jasmine là mặt hàng duy nhất trong hôm nay 23/5 tăng nhẹ 100 đồng, lên mức 6.700 đồng/kg. Lúa tươi OM 4218 vẫn duy trì mức giá 6.500 đồng/kg.

Tại Sóc Trăng, nhiều chủng loại lúa đã hết mùa, những chủng loại vẫn ‘ra hàng’ được thương lái thu mua ở mức cao và ổn định. Giá lúa tươi Đài thơm 8 là 6.850 đồng/kg; lúa tươi OM 5451 6.800 đồng/kg; lúa tươi RVT 7.000 đồng/kg

Tại chợ lẻ, giá gạo duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh. Theo đó, gạo thường còn 11.000 - 12.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 - 15.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 15.000 đồng/kg; nếp ruột 16.000 - 18.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 22.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa 18.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 22.000 đồng/kg; Cám 7.500 - 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 - 19.000 đồng/kg và Hương Lài 19.000 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ở mức 488 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 468 USD/tấn; gạo Jasmine ở mức 553 - 557 USD/tấn.

Nhiều doanh nghiệp cho biết nguồn cung trong nước đang cạn dần, trong khi nhu cầu vẫn cao.

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân một số tỉnh đã bắt đầu gieo giống vụ Hè Thu. Theo đó, tại tỉnh Kiên Giang, tính đến nay địa phương đã gieo sạ 170.000 ha/279.000 ha, chiếm 60,9% so với kế hoạch. Tập trung ở các huyện Giang Thành, Giồng Riềng, Châu Thành, Tân Hiệp, Hòn Đất, Gò Quao, Kiên Lương và Rạch Giá. Tại An Giang, đến nay toàn tỉnh đã xuống giống 229/228 ngàn ha, đạt 100,16% kế hoạch, nhanh hơn gần 20 ngàn ha so với cùng kỳ năm 2022./.