Viện CHiến lược và chính sách tài chính

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà phát biểu chỉ đạo tại một buổi hội thảo với các nhà khoa học ngành Tài chính.

Đây là cơ sở để các đơn vị trong ngành Tài chính xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.

Nghiên cứu khoa học gắn với xây dựng chiến lược tài chính

Hoạt động nghiên cứu KH&CN của ngành Tài chính thời gian qua, nhất là sự phát hiện, kiến nghị của các công trình nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng để hoạch định chiến lược phát triển tài chính quốc gia. Điều này đã được cụ thể hóa thông qua việc xây dựng Chiến lược Tài chính đến năm 2020; đồng thời, đề ra các mục tiêu, định hướng các nhóm giải pháp làm căn cứ cho quá trình hoạch định chính sách trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, thị trường vốn, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán, nợ công, dự trữ quốc gia, kế toán - kiểm toán; góp phần tạo nên Bộ Chiến lược đồng bộ, toàn diện để thực hiện trong toàn ngành Tài chính.

Nghiên cứu khoa học: Phục vụ hiệu quả việc điều hành nhiệm vụ tài chính - NSNN
Công tác nghiên cứu khoa học cũng đã kịp thời phục vụ việc tổng kết lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới đối với việc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để báo cáo Hội đồng Lý luận Trung ương; nghiên cứu các vấn đề kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đánh giá tụt hậu so với các nước trong khu vực, đánh giá tình hình tài chính - ngân sách giai đoạn 2011-2015 để phục vụ xây dựng Văn kiện Đại hội XII của Đảng; đánh giá thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế…   TS. Vũ Nhữ Thăng - Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính

Kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng chiến lược đã góp phần hình thành các định hướng để huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; đảm bảo tính hiệu lực của công tác giám sát tài chính.

Qua đó, chúng ta xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.

Ngoài việc xây dựng các chiến lược, hoạt động nghiên cứu KH&CN của ngành cũng tham gia đánh giá, sơ kết và tổng kết nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến tài chính - ngân sách như:

Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết TW 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong lĩnh vực tài chính;

Nghị quyết TW 4 khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh; sơ kết 5 năm về thực hiện chính sách tài chính trong lĩnh vực KH&CN…

Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu khoa học cũng đã kịp thời phục vụ việc tổng kết lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới đối với việc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để báo cáo Hội đồng Lý luận Trung ương; nghiên cứu các vấn đề kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đánh giá tụt hậu so với các nước trong khu vực, đánh giá tình hình tài chính - ngân sách giai đoạn 2011-2015 để phục vụ xây dựng Văn kiện Đại hội XII của Đảng; đánh giá thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế…

Góp phần hoàn thiện thể chế

Trong giai đoạn 2011- 2015, các công trình nghiên cứu KH&CN đã trực tiếp góp phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách của ngành Tài chính như: Sửa đổi Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán; xây dựng Luật Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Luật Phí, lệ phí; Nghị định về Chứng khoán phái sinh, định mức tín nhiệm, trò chơi có thưởng…; hoàn thiện cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (trong lĩnh vực giáo dục); đổi mới cơ chế quản lý giá; tăng cường công tác quản lý nợ công…

Hệ thống văn bản pháp luật này đã từng bước góp phần hoàn thiện thể chế về tài chính phù hợp với quá trình xây dựng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, chú trọng đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy sự vận hành hiệu quả, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính.

Đặc biệt, các chính sách đã tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách tài chính để hướng nguồn lực xã hội vào các ngành, các lĩnh vực, các vùng có lợi thế so sánh, có tiềm năng tăng giá trị gia tăng; hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp nông thôn; khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư, kinh doanh ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.

Đẩy mạnh thông tin phục vụ nghiên cứu khoa học

Thông tin KH&CN về lĩnh vực tài chính là một trong các yếu tố quan trọng để đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ công tác điều hành và chỉ đạo của Bộ Tài chính. Nhiều tờ báo, tạp chí khoa học trong ngành như Tạp chí Tài chính, Tạp chí nghiên cứu Tài chính - Kế toán, Thời báo Tài chính Việt Nam, Báo Hải quan, Tạp chí Ngân quỹ Quốc gia, Tạp chí Thuế... đã thực sự gắn bó với hoạt động KH&CN của ngành Tài chính, hình thành các diễn đàn trao đổi, chia sẻ thông tin, góp phần củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác xây dựng và phản biện chính sách.

Trong giai đoạn 2013- 2015, thông qua việc đăng tải những thông tin phân tích, bình luận về các vấn đề xã hội quan tâm như: Giải pháp thu ngân sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng pháp luật tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý nợ công... các chính sách tài chính – ngân sách đã đi vào cuộc sống, đồng thời cũng kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để tiếp tục hoàn thiện./.

TS. Vũ Nhữ Thăng - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính