EU đưa Panama trở lại danh sách ‘thiên đường thuế’ EU loại nhiều nước, vùng lãnh thổ khỏi danh sách đen thiên đường thuế EU sẽ loại 8 nước, lãnh thổ khỏi danh sách đen “thiên đường thuế"

Đồng thời, các quốc gia này sẽ được chuyển sang danh sách xám (Grey List), bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn chưa tuân thủ các chuẩn mực thuế quốc tế, nhưng đã cam kết để thực hiện các nguyên tắc này.

Kết quả của quyết định nêu trên của Ủy ban Châu Âu đã rút ngắn danh sách đen xuống còn 9 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm: American Samoa, Fiji, Guam, Palau, Panama, Samoa, Trinidad và Tobago, US Virgin Islands và Vanuatu.

Trong khi đó, danh sách xám bổ sung thêm 6 vùng tài phán là: Costa Rica, Hong Kong, Malaysia, North Macedonia, Qatar và Uruguay. Ba thành viên cũ là Australia, Eswatini và Maldives cũng đã được đưa ra khỏi danh sách xám do các nước này đã hoàn tất các cải cách thuế cần thiết được yêu cầu.

Thêm 3 nước được loại khỏi danh sách ‘thiên đường thuế’ của EU
Vẻ đẹp của Cộng hòa Dominica. Ảnh: TL.

Như vậy, danh sách xám hiện tại gồm 14 quốc gia và vùng lãnh thổ là: Turkey, Botswana Anguilla, Barbados, Dominica, Seychelles, Thailand, Costa Rica, Hong Kong, Malaysia, Qatar, Uruguay, Jamaica, Jordan, North Macedonia.

EU đã duy trì một “danh sách đen” gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ được cho là các thiên đường thuế bất hợp tác (uncooperative tax havens) trong một nỗ lực đảm bảo sự minh bạch của các hành động thuế và trao đổi thông tin hiệu quả. Danh sách này có tên gọi chính thức là “danh sách các thiên đường thuế bất hợp tác (The List of Uncooperative Tax Havens).

Hai năm một lần, Ủy ban Châu Âu sẽ tiến hành xem xét lại danh sách các vùng tài phán bất hợp tác của mình. Cách làm này khởi đầu từ năm 2017 nhằm thúc đẩy nền quản trị thuế toàn cầu; đồng thời, thông báo cho các quốc gia thành viên EU về các vùng tài phán phi EU liên quan đến các thực tiễn lạm dụng thuế.

Khi đó, các quốc gia thành viên EU sẽ thực hiện các biện pháp tự vệ cần thiết để bảo vệ nguồn thu thuế của mình và đấu tranh chống gian lận thuế, trốn thuế và lạm dụng thuế.

Các tiêu thức để đưa một quốc gia hay vùng lãnh thổ vào danh sách được dựa trên các chuẩn mực thuế quốc tế và tập trung vào minh bạch thuế, đánh thuế công bằng và đấu tranh chống xói mòn cơ sở thuế và chuyên lợi nhuận (BEPS). Ủy ban sẽ làm việc với các quốc gia, vùng lãnh thổ không thỏa mãn các tiêu thức này, theo dõi và kiểm soát sự tiến bộ của họ và thường xuyên xem xét và cập nhật danh sách.