Donald Trump có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa từng có?

Donald Trump. - Ảnh: CNBC

Tuy nhiên, mối nguy hại đằng sau quan điểm đó của Trump, ứng viên đang chạy đua quyết liệt cho vị trí Tổng Thống Mỹ, chính là khả năng chính phủ liên bang sẽ rơi vào tình trạng phá sản và chắc chắc điều này sẽ “thiêu đốt” nền kinh tế thế giới.

“Tôi sẽ vay nợ, vì rằng tôi biết rằng nếu nền kinh tế sụp đổ, bạn có thể kiếm lời”, Trump nói. “Và nếu nền kinh tế tốt, thì mọi thứ vẫn tốt. Do đó, bạn không phải chịu mất mát”.

Với tuyên bố này, Trump không chỉ cho thấy một sự thờ ơ đầy nguy hại đối với hoạt động của hệ thống tiền tệ quốc gia và trật tự kinh tế toàn cầu, mà còn trở thành một trường hợp nghiên cứu điển hình về rủi ro của việc áp lực tư duy kinh doanh tư nhân vào điều hành chính phủ.

Tư duy kinh doanh của Trump

Trump là một doanh nhân, và trong kinh doanh, cách tư duy của Trump đã chứng tỏ hiệu quả.

Mức lãi suất cho vay ở Mỹ hiện rất thấp và chiến lược kinh doanh thông minh của công ty trong bối cảnh đó chính là vay nợ thật nhiều để triển khai các sự án lớn, thậm chí đầy rủi ro, với kỳ vọng về khả năng kiếm lời khủng.

Có 2 kịch bản có thể xảy ra: Trong kịch bản đầu tiên, khoản đầu tư đó có thể mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ và bạn có thể trả nợ một cách dễ dàng và tất cả mọi người đều có lợi.

Trong kịch bản còn lại, khoản đầu tư đó thất bại và không tạo ra nhiều tiền. Bạn không thể tự trả nợ toàn bộ và hoặc phải đàm phán với chủ nợ để có thể giảm số nợ hoặc tuyên bố phá sản và tòa án sẽ buộc chủ nợ phải chấp nhận giảm nợ.

Đó là cách mà những người làm kinh doanh tư duy, đặc biệt là trong những lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn khổng lồ như bất động sản. Thật may, đây là một cách hiệu quả để kinh doanh bất động sản, như những gì Trump đã làm.

Sẽ ra sao nếu áp dụng tư duy này vào điều hành kinh tế?

Tuy nhiên, nước Mỹ không phải là một công ty bất động sản.

Nếu một công ty bất động sản phá sản và các chủ nợ sẽ mất tiền, đó là vấn đề của riêng họ. Nếu một ngân hàng phá sản đó là trách nhiệm của Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) xử lý.

Chính phủ không hoạt động như vậy. Hiện nay, nhà đầu tư và các công ty trên toàn thế giới đang coi trái phiếu chính phủ Mỹ là loại tài sản tài chính ít rủi ro nhất trên thế giới. Nếu chính phủ vỡ nợ và kéo theo ngân hàng sụp đổ, chính phủ cần phải giải quyết mớ hỗn độn đó. Và trái phiếu chính phủ sẽ trở nên rủi ro hơn và tất cả các tài sản tài chính khác cũng trở nên rủi ro hơn. Lãi suất cho vay sẽ tăng cao chóng mặt. Tiết kiệm sẽ bốc hơi và thanh khoản sẽ cạn kiệt do người dân sẽ cố nắm giữ tiền mặt, cho đến khi có thể chắc chắn được điều gì đang xảy ra.

Mọi đánh giá rủi ro trong hệ thống tài chính đều dựa trên yếu tố ít rủi ro nhất chính là trái phiếu chính phủ. Nếu như loại tài sản này cũng trở nên rủi ro, thì tất cả các loại tài sản khác cũng tăng mức rủi ro là một điều tất yếu. Đầu tư kinh doanh sẽ sụp đổ, tình hình tài chính của chính phủ trở nên tồi tệ, và làn sóng chấn động sẽ oanh tạc một loạt các quốc gia vay nợ bằng đồng USD.

Nhớ lại năm 2008, khi thị trường nâng mức đánh giá nợ bất động sản từ mức rủi ro thấp lên mức rủi ro cao, một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bùng nổ. Điều tương tự thậm chí tồi tệ hơn có thể xảy ra nếu như trái phiếu chính phủ Mỹ bị chuyển sang đánh giá là tài sản rủi ro.

Tất nhiên, in tiền để trả nợ là một biện pháp không mong muốn, so với tăng thuế và cắt giảm chi tiêu, do in tiền sẽ thổi bùng lạm phát. Mặc dù hiện tại lạm phát đang ở mức thấp, nhưng không có gì đảm bảo lạm phát sẽ không tăng vọt./.

Mai Linh (Theo CNBC/Vox)