ngân hàng lớn

Trụ sở ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ ở trung tâm thủ đô London (Anh).

Các yêu cầu về tỷ lệ phần "vốn đệm" đối với mỗi 34 ngân hàng của Mỹ dựa trên mức độ đáp ứng của mỗi ngân hàng trong bài kiểm tra hệ thống hồi tháng 6/2021. Các yêu cầu này dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10 tới.

Trong số đó, Goldman Sachs và Morgan Stanley được yêu cầu giữ lại số vốn lớn nhất, lần lượt với tỷ lệ là 13,4% và 13,2% nhằm chống lại các rủi ro thua lỗ. Chi nhánh hoạt động tại Bắc Mỹ của HSBC được Fed yêu cầu duy trì "bộ đệm vốn" khoảng 7,5%.

Các ngân hàng lớn nhất của nước Mỹ cũng phải đối mặt với một mức phụ phí G-SIB (Các định chế tài chính quan trọng có thể ảnh hưởng tới rủi ro hệ thống tài chính toàn cầu) tương đương tối thiểu 1% tổng số vốn của mình.

Riêng đối với ngân hàng lớn nhất nước Mỹ là JPMorgan Chase & Co, tỷ lệ này lên tới 3,5%.

Yêu cầu về tỷ lệ dự phòng vốn mới là sự kết hợp giữa tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 4,5% cho tất cả các ngân hàng lớn và tỷ lệ "bộ đệm an toàn vốn" tùy chỉnh cho mỗi ngân hàng.

Việc thiết lập tỷ lệ dự phòng vốn là một phần của cơ chế "dự phòng vốn cho giai đoạn căng thẳng" mới được Fed thiết lập. Cơ chế cho phép ngân hàng trung ương này áp đặt các yêu cầu về vốn tùy chỉnh cho mỗi ngân hàng, dựa trên mức độ thua lỗ dự kiến mà họ gặp phải khi đối mặt với các bài kiểm tra độ ổn định hệ thống trong khủng hoảng hàng năm.

Kết quả của bài sát hạch "sức khỏe" hồi tháng 6 cho thấy ngay cả trong một cuộc suy thoái nghiêm trọng, các ngân hàng vẫn có đủ lượng vốn để duy trì trên mức tối thiểu được quy định.

Phát hiện này dẫn đến việc Fed dỡ bỏ các hạn chế về chương trình mua lại cổ phiếu và chi trả cổ tức vốn được áp đặt vào giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra./.

Theo TTXVN