Theo Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính, bà Hồ Thị Hằng cho biết, nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã có các bước phát triển và ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh, bền vững, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong tương lai. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế và tốc độ công nghiệp hóa của Việt Nam kéo theo nhu cầu sử dụng nguồn cung cấp năng lượng hóa thạch cao, làm tăng phát thải khí nhà kính.

IMF chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu

Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam. Ảnh: Đức Minh

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trong thời gian qua, đã đưa ra những khuyến nghị giúp Việt Nam đạt được những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô lành mạng, đối phó với những tác động bất lợi từ bên ngoài, từ đó giúp tạo một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Đặc biệt, vai trò quan trọng của IMF trong các đánh giá về chính sách tài khoá và ổn định hệ thống tài chính. IMF cũng đã hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam thông qua các hoạt động nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật, bà Hằng nhận xét.

Theo Phó Vụ trưởng Hồ Thị Hằng, để xây dựng và vận hành thị trường cácbon hiệu quả hướng tới mục tiêu chung giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam đến 2030 (15,8% bằng nguồn lực trong nước và 43,5% với sự hỗ trợ của quốc tế), phấn đấu đạt netzero đến 2050 thì sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và vai trò tham gia của các bộ ngành là rất lớn. Bộ Tài chính cũng mong muốn IMF sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm cho Bộ Tài chính và các bộ ngành xây dựng các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu nói chung và trong xây dựng và vận hành thị trường các - bon nói riêng trong thời gian tới.

Tại tọa đàm, các chuyên gia của IMF trình bày những vấn đề về chiến lược giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hiện nay của Việt Nam, những cam kết giảm phát thải và dịch chuyển dần khỏi điện than, trong đó có mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời cũng nêu những khó khăn, thách thức Việt Nam gặp phải để đạt được mục tiêu này. Để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu cần đưa ra các chính sách toàn diện, bao gồm: các chính sách về thu (hệ thống giao dịch hoặc thuế phát thải; ưu đãi thuế; hệ thống giấy phép có thể giao dịch hoặc lệ phí); các chính sách về chi (đầu tư công, trợ cấp xanh, cấp phát ngân sách theo mục tiêu); các chính sách về cơ cấu (quản lý tài chính công xanh; tăng cường các quy định điều tiết).

Việc xây dựng hệ thống mua bán phát thải khí nhà kính (ETS) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, giúp nền kinh tế chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng bền vững hơn, giảm ô nhiễm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực tự hệ thống ETS lên giá năng lượng và chi phí của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, các chuyên gia của Đoàn Tham vấn Điều khoản IV của IMF cũng đưa ra những gợi ý nghiên cứu, bổ sung một số công cụ, chính sách tài chính để giải quyết vấn đề rò rỉ các-bon cũng như hỗ trợ các hộ gia định trong quá trình chuyển đổi.

IMF chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu
Chuyên gia của IMF trình bày về hiện trạng và tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam. Ảnh: Đức Minh

Các chuyên gia cũng trình bày về hiện trạng và tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam và vấn đề về lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu trong quá trình xây dựng chính sách tài khóa. Trên cơ sở đó, đại diện của Đoàn tham vấn Điều khoản IV của IMF cũng đề xuất tiếp tục đồng hành và hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Tài chính trong nghiên cứu các chính sách tài chính cho biến đổi khí hậu.

Việt Nam có thể dễ dàng đạt được mục tiêu Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) 2030, nhưng để đạt được Net-Zero vào năm 2050 cần thực hiện những hành động quan trọng. Các hạn chế về phát thải thông qua ETS (hệ thống mua bán phát thải) sẽ dẫn đến giá năng lượng cao, gây tổn hại cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. Các chính sách bổ sung là rất cần thiết để bù đắp những ảnh hưởng này. Việc đấu giá giấy phép ETS có thể giúp tăng thu ngân sách đáng kể, tạo cơ hội bù đắp cho các hộ gia đình hoặc đầu tư vào tăng trưởng kinh tế. Ông Antung A. Liu Yuan Xiao - Vụ Các vấn đề Tài khóa của IMF cho rằng,