Khẩn trương phân bổ chi tiết vốn đầu tư công

Yêu cầu bố trí đủ nguồn vốn

Theo quy trình của Luật Đầu tư công (ĐTC), sau khi Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn, việc phân bổ chi tiết tới các chương trình, dự án sẽ do các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện. Đây là khâu rất quan trọng để bảo đảm tiến độ và hiệu quả giải ngân.

Tuy nhiên trong nhiều năm qua, công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm vẫn là khâu yếu, chưa sát với khả năng thực hiện. Hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không phân bổ hết kế hoạch theo đúng thời gian quy định. Công tác chuẩn bị dự án chưa tốt, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án chưa phù hợp, dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần…

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công

Việc các địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết nguồn vốn đầu tư công được giao đã cho thấy sự quyết tâm trong thực hiện đầu tư công để đưa nền kinh tế phát triển. Bởi vốn đã được giao, giờ là thời điểm để các sở, ban, ngành, chủ đầu tư bắt tay vào việc thực hiện để tạo ra các khối lượng hoàn thành gửi Kho bạc Nhà nước kiểm soát, thanh toán vốn.

Nhìn lại việc thực hiện kế hoạch vốn ĐTC năm 2023, nhiều dự án được giao vốn khi chưa hoàn thiện các thủ tục cần thiết, dẫn đến chậm trễ giải ngân, thậm chí không giải ngân được đồng nào do chưa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư.

Theo báo cáo tổng thể giám sát đánh giá đầu tư năm 2022, có 3.673 dự án phải điều chỉnh, chiếm 5,2% tổng số dự án thực hiện trong kỳ, trong đó chủ yếu là điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư, tiến độ đầu tư, vốn đầu tư…

Để khắc phục tình trạng này, trong quyết định giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 cho các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ kế hoạch vốn được giao, thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương phân bổ kế hoạch vốn bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, dứt khoát không dàn trải, manh mún, chia cắt. Đặc biệt phải tuân thủ điều kiện, thứ tự ưu tiên quy định tại Luật ĐTC và các nghị quyết của Quốc hội, không để xảy ra tiêu cực.

Để thực hiện nghiêm các yêu cầu của Chính phủ, ngày 11/1/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 405/BTC-ĐT đôn đốc phân bổ, nhập dự toán Tabmis (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và giải ngân kế hoạch vốn ĐTC nguồn NSNN năm 2024 của các bộ, ngành, địa phương.

Tại công văn, Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết vốn cho từng nhiệm vụ, dự án đã đủ điều kiện giao vốn theo quy định của pháp luật về ĐTC và theo QĐ1603 gửi Bộ Tài chính làm cơ sở để thực hiện kiểm tra việc phân bổ và thanh toán kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Các địa phương đã khẩn trương phân bổ chi tiết vốn

hậm phân bổ vốn ĐTC sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn ĐTC, trong khi thúc đẩy ĐTC là yêu cầu vừa mang tính cấp bách vừa là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn... Hơn nữa, vấn đề chậm phân bổ vốn ĐTC còn được nhiều chuyên gia kinh tế nhận định là một loại lãng phí vì làm chậm quá trình đưa nguồn lực của đất nước vào sử dụng.

Để phát huy nguồn vốn ĐTC, giúp phát triển kinh tế - xã hội, ngay khi nhận được nguồn vốn Thủ tướng Chính phủ giao, cùng sự đôn đốc của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương phân bổ chi tiết vốn và nhập dự toán trên Tabmis để có thể thực hiện giải ngân ngay từ tháng đầu, quý đầu của năm.

Khẩn trương phân bổ chi tiết vốn đầu tư công
Phối cảnh Dự án đường vành đai 4 Vùng Thủ đô.

Năm 2024, tỉnh Quảng Nam được Thủ tướng Chính phủ giao hơn 6.520 tỷ đồng vốn ĐTC; trong đó, ngân sách trung ương (NSTW) gần 2.195 tỷ đồng; ngân sách địa phương (NSĐP) hơn 4.325 tỷ đồng.

Ngay khi nhận kế hoạch vốn, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án. Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã phân bổ chi tiết hơn 2.088 tỷ đồng vốn NSTW; hơn 4.057 tỷ đồng vốn NSĐP. Theo báo cáo của UBND tỉnh, việc chưa phân bổ chi tiết hết số kế hoạch vốn còn lại là do nguồn thu sử dụng đất năm 2024 Thủ tướng Chính phủ giao cho Quảng Nam là 2.700 tỷ đồng, tăng gần 20% so với các năm 2022, 2023. Tuy nhiên, thực tế những năm qua, tỉnh Quảng Nam liên tục hụt thu nguồn sử dụng đất. Đồng thời, năm 2024 dự báo khả năng nguồn thu sử dụng đất thấp, do đó HDND tỉnh đã thống nhất chủ trương giữ lại 400 tỷ đồng từ nguồn thu sử dụng đất phân bổ sau trong năm, để dự phòng tình trạng hụt thu, hạn chế phát sinh nợ đọng trong năm.

Hiện tỉnh Lâm Đồng cũng đã hoàn thành phân bổ chi tiết trên 7.266 tỷ đồng vốn ĐTC kế hoạch năm 2024 cho các huyện, thành phố, các chương trình, dự án giao thông trọng điểm, dự án chuyển tiếp trên địa bàn tỉnh.

Với mục tiêu năm 2024, tiếp tục dành vốn ĐTC cho các dự án trọng điểm, TP. Hải Phòng đã dành nguồn vốn ĐTC để phân bổ cho gần 80 dự án trên địa bàn. Theo đó, với tổng số vốn trên 19.217 tỷ đồng, Hải Phòng đã phân bổ 11.791 tỷ đồng cho 79 dự án ĐTC chuyển tiếp từ các năm trước và khởi công mới đã đủ thủ tục đầu tư. Đồng thời, thành phố đã thực hiện phân bổ 4.200 tỷ đồng vốn ĐTC năm 2024 theo thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND các quận, huyện; phân bổ hơn 2.000 tỷ đồng cho chương trình xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu…

Việc các địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết nguồn vốn ĐTC được giao đã cho thấy sự quyết tâm trong thực hiện ĐTC để đưa nền kinh tế phát triển. Bởi vốn đã được giao, giờ là thời điểm để các sở, ban, ngành, chủ đầu tư bắt tay vào việc thực hiện để tạo ra các khối lượng hoàn thành gửi Kho bạc Nhà nước kiểm soát, thanh toán vốn.