![]() |
Tỷ giá USD hôm nay (28/7): “Chợ đen” giao dịch quanh mốc 26.370 - 26.440 VND/USD. Ảnh minh họa |
Diễn biến thị trường trong nước
* Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra hiện ở mức: 23.956 VND/USD - 26.372 VND/USD.
Tỷ giá USD tại các NHTM mua vào và bán ra như sau:
Tỷ giá USD | Mua vào | Bán ra |
Vietcombank | 25.930 VND | 26.320 VND |
Vietinbank | 25.820 VND | 26.330 VND |
BIDV | 25.950 VND | 26.310 VND |
* Tỷ giá EUR tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra ở mức: 28.106 VND – 31.065 VND.
Tỷ giá EUR tại các NHTM mua vào và bán ra như sau:
Tỷ giá EUR | Mua vào | Bán ra |
Vietcombank | 29.892 VND | 31.468 VND |
Vietinbank | 29.814 VND | 31.524 VND |
BIDV | 30.295 VND | 31.540 VND |
* Tỷ giá Yên Nhật tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra ở mức: 162 VND – 180 VND.
Tỷ giá đồng Yên tại các NHTM mua vào và bán ra như sau:
Tỷ giá Yên Nhật | Mua vào | Bán ra |
Vietcombank | 170,63 VND | 181,47 VND |
Vietinbank | 172,81 VND | 183,51 VND |
BIDV | 174,63 VND | 182,37 VND |
Tại thị trường "chợ đen", tính đến 5h ngày 28/7, đồng USD giảm 1 VND ở cả 2 chiều mua - bán so với phiên giao dịch ngày 26/7, giao dịch quanh mốc 26.370 - 26.440 VND/USD.
Diễn biến thị trường thế giới
Trên thị trường Mỹ, chỉ số DXY hiện ở mức 97,67 điểm.
Trong tuần vừa qua, chỉ số DXY ghi nhận mức giảm gần 1%, đánh dấu cú trượt mạnh nhất trong vòng một tháng gần đây. Đồng tiền này đang dao động quanh vùng 97,45 - 97,67, trước lo ngại về căng thẳng thương mại và chờ các tín hiệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).
Thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật vừa công bố (hạ thuế nhập khẩu ô tô từ 25% xuống 15%) đã thúc đẩy tâm lý ưa rủi ro, khiến nhu cầu của nhà đầu tư với đồng USD như tài sản trú ẩn suy yếu, đồng thời hỗ trợ các đồng tiền như Yên Nhật, EUR tăng giá và gây áp lực lên đồng USD.
Trong trong tuần tới, chỉ số DXY nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm, trung bình khoảng 0,5% - 1%, nếu không có cú sốc mới từ chính sách tiền tệ hoặc chính trị. Tuy nhiên, bất kỳ tín hiệu chính sách khó hơn dự kiến từ Fed hoặc BOJ đều có thể khiến đồng USD phục hồi nhẹ hoặc đi ngang.