Đề xuất giảm 700 - 1.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu “Phải tính nhiều giải pháp chứ không chỉ nghĩ đến giảm thuế xăng dầu” Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu: Ngân sách sẽ giảm 7.000 tỷ đồng Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu

Dự báo giữ được lạm phát nhưng nhiều rủi ro

Việc tăng, giảm giá xăng dầu nói chung sẽ tác động đến sản xuất và tiêu dùng trong nước. Đồng thời, sự thay đổi về giá của mặt hàng này sẽ kéo theo sự biến động nhất định về giá của các mặt hàng khác, thể hiện qua sự thay đổi của chỉ số CPI. Việc giảm thuế BVMT đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ góp phần làm giảm giá bán lẻ xăng, dầu, mỡ nhờn, từ đó góp phần hạn chế sự gia tăng chi phí sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm và góp phần ổn định lạm phát.

Tác động của việc giảm thuế BVMT đối với mặt hàng xăng dầu đến chỉ số CPI phản ánh thông qua mức giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Với giả định giá bán lẻ xăng dầu trong nước cũng giảm tương ứng 500 đồng/lít đến 1.000 đồng/lít như các mức giảm thuế BVMT theo đề xuất của Bộ Tài chính và giữ ổn định trong các tháng còn lại của năm 2022, trường hợp Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/8/2022 thì ước tác động của giải pháp giảm thuế BVMT sẽ góp phần giảm chỉ số CPI bình quân năm 2022 khoảng 0,16%.

Tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ giảm CPI khoảng 0,16%
Tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ giảm CPI khoảng 0,16%. Ảnh: TL.

Tuy nhiên, do thuế BVMT là số tuyệt đối, chỉ số CPI là số tương đối nên tác động của việc giảm thuế BVMT đến chỉ số CPI còn tùy thuộc vào biến động của mức giá bán lẻ xăng dầu tại mỗi kỳ điều hành.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ 2021. Trong mức tăng của CPI tháng 6/2022 so với tháng trước có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm, trong đó nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 3,62%. CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 2,44% so với cùng kỳ 2021; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.

Lạm phát của Việt Nam trong năm 2022 được các tổ chức quốc tế dự báo trong khoảng 3,5% - 4,2% (mục tiêu là bình quân khoảng 4%).

Tuy nhiên, theo dự đoán của giới chuyên gia, bên cạnh yếu tố dịch Covid-19, xung đột giữa Nga và Ukraine, dự báo sẽ đẩy giá xăng dầu, giá lương thực… tăng, tiếp tục khiến lạm phát thế giới tăng cao.

Bên cạnh đó, nguồn cung cho thị trường (nhất là khu vực châu Âu) tiếp tục chịu ảnh hưởng từ việc các nước châu Âu đã thống nhất tăng mức cấm vận đối với các sản phẩm xăng dầu từ Nga, trong khi đó tồn kho dầu thô của Mỹ vẫn ở mức thấp.

Việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phong tỏa để phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Thượng Hải từ 1/6/2022 sẽ làm cho cầu xăng dầu tăng mạnh và nhu cầu một số mặt hàng xăng, dầu tăng khi đang vào mùa lái xe mùa hè tại Mỹ. Đây là những dự đoán được cho là sẽ gây bất lợi tới giá xăng dầu từ nay tới cuối năm.

Giảm 1.000 đồng/lít xăng, chi phí vận tải sẽ giảm 5%

Chi phí xăng dầu chiếm 30% - 40% chi phí của doanh nghiệp vận tải. Nếu thuế BVMT giảm 1.000 đồng/lít thì chi phí của doanh nghiệp vận tải sẽ giảm tương đương khoảng 5%.

Như vậy, việc giảm thuế BVMT sẽ làm giảm giá bán xăng dầu, từ đó làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá bán hàng hóa, kiềm chế lạm phát (khi giá xăng dầu tăng 10%, chỉ số CPI tăng khoảng 0,36 điểm phần trăm).

Tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ giảm CPI khoảng 0,16%
Đã hình thành mặt bằng giá mới do giá xăng dầu tăng. Ảnh: Minh Anh.

Hiện nay, các sắc thuế áp dụng đối với mặt hàng xăng dầu tại Việt Nam gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (chỉ áp dụng đối với xăng), thuế BVMT và thuế giá trị gia tăng. Trước mắt, việc giảm thuế BVMT sẽ tác động trực tiếp làm giảm giá bán xăng dầu, bình ổn giá xăng dầu trong nước trước biến động của giá thế giới. Về lâu dài, thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng, dầu.

Tuy nhiên, việc đề xuất giảm thuế BVMT sẽ thực hiện được sớm với quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Người dân là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp, việc giảm mức thuế BVMT.

Việc giảm thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó sẽ thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế trong năm 2022./.

Xăng dầu tăng kéo theo nhiều nhóm hàng tăng giá

Tính toán chi tiết hơn, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 30% - 40% trong cơ cấu giá thành vận tải hàng không; từ 35% - 40% giá thành vận tải đối với các dịch vụ xe container, xe tải nặng và khoảng 25% đối với các loại xe khác. Xăng dầu là nguyên nhiên liệu đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất trong nền kinh tế, đặc biệt là nhóm ngành huyết mạch như giao thông vận tải, điện...