7 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 96,83 tỷ USD,

7 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 96,83 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước.

Bởi vậy, trước mắt thì nền xuất khẩu của nước ta vẫn phụ thuộc rất lớn vào khu vực doanh nghiệp này”. Đây là nhận định của ông Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.

* PV: Dự báo trong thời gian tới, xuất nhập khẩu của nước ta sẽ có những thuận lợi và khó khăn như thế nào, thưa ông?

- Ông Lê Xuân Sang: Sắp tới, hai hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam mới ký kết bắt đầu có hiệu lực là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA Việt Nam - EU (EVFTA). Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy thương mại, đầu tư Việt Nam trong những tháng cuối năm. Theo đó, sự tác động của hai hiệp định này đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta được dự báo là rất lớn. Điều đó cũng có nghĩa, xuất nhập khẩu những tháng cuối năm sẽ có sự tăng trưởng nhất định nhờ hai hiệp định thương mại này.

Bên cạnh đó, gần đây một loạt rào cản trong thương mại tại các thị trường tiềm năng của nước ta đã được gỡ bỏ, như: Thượng viện Mỹ đã gỡ bỏ Chương trình giám sát cá da trơn, Ủy ban An toàn thực phẩm của Mỹ đã cho phép thêm 12 nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ… Thêm vào đó, một số thị trường như Úc, Mỹ cũng đã có kết luận quá trình xét duyệt điều kiện và cho phép nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, hoa quả của Việt Nam. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng đối với nền xuất khẩu nói chung và mặt hàng thế mạnh nông sản nói riêng.

ông Sang
Ông Lê Xuân Sang

Ngoài ra, đối với một trong những bạn hàng lớn nhất của nước ta là Trung Quốc, việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng Tổng cục Giám sát chất lượng kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật. Điều này có nghĩa là đã hợp thức hóa hoạt động xuất khẩu, giúp Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn, an toàn hơn, ít rủi ro hơn cho các mặt hàng nông sản sang thị trường này.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, không thể không kể đến những tác động tiêu cực từ sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu EU (Brexit). Trước mắt, trong ngắn hạn sự kiện này đã có ảnh hưởng đến một số ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta vào thị trường EU, Anh như may mặc, giày dép… Về dài hạn còn đáng lo ngại hơn bởi nó gây nên nhiều rủi ro.

* PV: Có nhiều ý kiến nhận định, Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% so với năm 2015. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào và liệu nhập siêu có quay trở lại trong năm nay không?

- Ông Lê Xuân Sang: Tôi cho rằng, Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng 10%, dựa trên các thuận lợi như trên đã nêu. Bên cạnh đó, thường thì cuối năm các đơn đặt hàng sẽ gia tăng hơn so với đầu năm.

Cần lưu ý rằng, xuất siêu hay nhập siêu không phải là vấn đề quan trọng. Trước nay, chúng ta cứ nhìn nhận, đánh giá xuất siêu là tốt và chỉ tập trung vào việc cố gắng để xuất siêu. Song, đôi khi không phải quan điểm như vậy đã là đúng. Ví như nhập siêu là do nhập nhiều hệ thống máy móc, công nghệ cao hay nguyên liệu đầu vào cho nền sản xuất… để tạo ra những năng suất cao hơn thì lại là tốt.

* PV: Vậy theo ông, Chính phủ cũng như cơ quan chức năng cần làm gì để thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới?

- Ông Lê Xuân Sang: Chính phủ cần đầu tư hơn nữa nguồn lực cho công tác xúc tiến thương mại và tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm hỗ trợ DN trong việc phân phối, thâm nhập thị trường hay ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại.

Đặc biệt, thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình thuận lợi hóa hệ thống hải quan điện tử; đồng thời, Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế cần tiếp tục thúc đẩy việc hướng dẫn thực thi chính sách cho DN, từ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm cho đến các quy định về phòng vệ thương mại…

Mặt khác, chính sách tỷ giá trong thời kỳ mới cũng cần phải linh hoạt hơn và chú trọng hơn đến các sự kiện xảy ra trên thế giới có tác động đến hoạt động kinh tế nước ta, ví như vụ Brexit vừa qua chẳng hạn.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Tính chung 7 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 96,83 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,5%). Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,93 tỷ USD, tăng 2,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 68,90 tỷ USD, tăng 6,5%.

Tố Uyên (Thực hiện)