Sự sống giao thoa đất ngập nước và con người

Công ước về các vùng Đất ngập nước (Công ước Ramsar, Iran, 1971) với sứ mệnh “bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước thông qua các hành động của địa phương, khu vực, quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới” hiện có sự tham gia của 172 quốc gia thành viên. Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trở thành thành viên của Công ước Ramsar từ năm 1989.

Việt Nam- Điểm sáng về bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước

Sự sống giao thoa đất ngập nước và con người. Ảnh: Hải Anh

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Ban thư ký Công ước Ramsar đã đề nghị các quốc gia hưởng ứng, tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Đất ngập nước Thế giới vào ngày 2/2/2024 với chủ đề “Đất ngập nước và Phúc lợi cho con người” .

Ngày Đất ngập nước Thế giới là sáng kiến của Công ước Ramsar nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của các vùng đất ngập nước đối với nhân loại và hành tinh, từ đó có các hành động thúc đẩy việc bảo tồn, sử dụng hợp lý và phục hồi đất ngập nước.

Các vùng đất ngập nước có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người thông qua các dịch vụ cung cấp, hỗ trợ, điều tiết và văn hóa. Những lợi ích mà vùng đất ngập nước mang lại giúp duy trì sự sống và là trung tâm của phúc lợi cho con người.

Nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của đất ngập nước, Ban thư ký Công ước Ramsar đã đề nghị các quốc gia hưởng ứng, tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Đất ngập nước Thế giới vào ngày 2/2/2024 với chủ đề “Đất ngập nước và Phúc lợi cho con người” với mục tiêu làm nổi bật mối liên hệ giữa phúc lợi cho con người với sức khỏe của các vùng đất ngập nước trên thế giới, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng trong các hoạt động quản lý của con người đối với các vùng đất ngập nước trên thế giới.

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trở thành thành viên của Công ước Ramsar

Công ước Ramsar với sứ mạng “Bảo tồn và sử dụng một cách khôn khéo các vùng đất ngập nước thông qua hành động của địa phương, của khu vực, của quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới”, hiện nay đã có 172 quốc gia tham gia.

Cũng theo Bộ TN&MT, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trở thành thành viên của Công ước Ramsar từ năm 1989.

Việt Nam- Điểm sáng về bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước
Việt Nam- Điểm sáng về bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước. Ảnh minh hoạ

Trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động về bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước để thực hiện trách nhiệm quốc gia thành viên. Việt Nam xây dựng hành lang pháp luật về quản lý đất ngập nước như: Nghị định số 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước và các văn bản liên quan.

Trong đó, đáng chú ý là Thông tư 07/2020/TTBTNMT của Bộ TN&MT quy định chi tiết các nội dung tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP; quy hoạch thành lập mới 47 khu bảo tồn đất ngập nước đến năm 2030. Đề cử công nhận được 09 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar) gồm: Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), Khu hệ đất ngập nước Bàu Sấu nằm trong Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn), Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang), Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau), Vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình).

Các vùng đất ngập nước có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho con người, từ lọc nguồn nước và cung cấp nước, đến bảo vệ chúng ta khỏi bão và lũ lụt, duy trì đa dạng sinh học và lưu trữ carbon.

Hiện nay Việt Nam đang nỗ lực thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030 ban hành theo Quyết định số 1975/QĐ-TTg (ngày 24/11/2021) của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu cụ thể đến năm 2030.

Cụ thể, tất cả các vùng đất ngập nước quan trọng trên toàn quốc được tổ chức điều tra, đánh giá, quản lý, quan trắc, giám sát theo quy định tại Nghị định số 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước và hướng dẫn của Công ước Ramsar.

Đến nay, Việt Nam là điểm sáng trong về bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước. Cả nước có 15 khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar; tăng số lượng các khu bảo tồn đất ngập nước. Phục hồi được ít nhất 25% vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái.

Các vùng đất ngập nước quan trọng trên toàn quốc được kiểm soát có hiệu quả việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển các hoạt động, chương trình du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường.