nhat thuc

Hiện tượng nhật thực năm 2010. (Ảnh: Tuấn Anh)

Đây cũng sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất năm 2016, xảy ra khi Mặt Trăng đi vào giữa Trái Đất và Mặt Trời. Nó che khuất một phần hoặc toàn bộ đĩa sáng Mặt trời. Khác với nguyệt thực, nhật thực ít xảy ra hơn, đồng thời khu vực quan sát cũng đẹp hơn, thời gian ngắn hơn. Do vậy, nhật thực thường thu hút nhiều sự chú ý của mọi người.

Ngày 9/3 tới đây, hiện tượng nhật thực diễn ra thực chất cũng là một nhật thực toàn phần. Tuy nhiên, chỉ có một dải nhỏ quan sát được toàn phần, trong đó, chỉ có một vài khu đất liền thuộc Indonesia, còn lại là các vùng biển Thái Bình Dương.

Tại Việt Nam, người yêu thiên văn chỉ có thể quan sát nhật thực một phần với tỷ lệ che khuất nhỏ dần khi tiến về phía Bắc. Không giống như nguyệt thực (có thể quan sát bằng mắt thường), nhật thực đòi hỏi phải có dụng cụ quan sát để tránh tổn thương mắt. Vì vậy, người yêu thiên văn nên đón nhật thực với dụng cụ chuyên nghiệp.

Được biết, tại Hà Nội, Hội Thiên văn học Nghiệp dư Hà Nội sẽ tổ chức chương trình quan sát nhật thực tại khu vực 2 Con Rồng, Hồ Tây, bắt đầu từ 6h30 đến 8h30 sáng 09/3/2016./.

Theo dangcongsan.vn