Nhiều tuyến đường liên xóm ở xã Minh Lập (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) đã được trải nhựa, đổ bê tông khang trang, rộng rãi. Ảnh nguồn: http://baothainguyen.org.vn/
Trong đó, số nợ tại 37 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2014 và 2015 là 136,8 tỷ đồng, các xã còn lại là 113,5 tỷ đồng. Các huyện có khối lượng nợ lớn là Phú Lương (tổng nợ hơn 46 tỷ đồng), Phú Bình (trên 40 tỷ đồng), Đại Từ...
Qua báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, nguyên nhân xảy ra nợ đọng là do hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn ở nhiều địa phương trong tỉnh xuống cấp, nhiều công trình cấp bách cần phải đầu tư nhưng chưa bố trí vốn kịp thời; cấp tỉnh, huyện, xã chưa đảm bảo được số lượng đối ứng do nguồn thu hạn hẹp.
Trong khi tỷ lệ vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ còn thấp; năng lực của chủ đầu tư ở một số xã còn hạn chế dẫn đến tình trạng công trình không đạt tiến độ xây dựng, việc hoàn thành quyết toán không kịp, thậm chí, một số chủ đầu tư cấp xã phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư và quy mô vượt quá khả năng cân đối…
Vì vậy, tại cấp huyện phê duyệt 361 công trình do cấp huyện phê duyệt đầu tư thì số nợ lên tới hơn 160 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 64,82% tổng nợ và 425 công trình do cấp xã phê duyệt có số nợ trên 64 tỷ đồng, chiếm 25,7 % tổng nợ.
Theo ông Đoàn Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, trước việc nợ đọng xây dựng cơ bản lớn có thể ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát nợ đọng xây dựng cơ bản trong chương trình, làm rõ trách nhiệm của từng cấp trong việc xảy ra nợ đọng và phương án xử lý nợ.
Trước mắt, tỉnh tập trung nguồn vốn để trả nợ hết khối lượng xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, ưu tiên trả nợ các công trình đã hoàn thành, quyết toán, tiếp đến là các công trình chuyển tiếp theo tiến độ và chỉ khởi công mới công trình khi bố trí được vốn...
Trước mắt, tỉnh Thái Nguyên đã bố trí 18,6 tỷ đồng thuộc trách nhiệm của ngân sách cấp tỉnh để trả nợ; phân bổ gần 97 tỷ đồng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn ngân sách hỗ trợ của tỉnh cho các huyện để ưu tiên trả nợ; lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình 135, vốn hỗ trợ xã ATK để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã nông thôn./.
Hoàng Thảo Nguyên/TTXVN