Ảnh: TL.
Đây là thông tin tại Hội nghị tổng kết năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của VNR diễn ra vào ngày 4/1, tại Hà Nội.
Theo ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR, có được kết quả trên là do các công ty cổ phần vận tải đã chủ động, tích cực tìm kiếm nguồn hàng và cho ra một số sản phẩm dịch vụ mới như tàu hàng container nhanh, tàu container lạnh, vận chuyển hàng lẻ từ nhà đến ga, tổ chức vận tải đoàn khách theo hình thức trọn gói và theo yêu cầu, giá cước được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu vận tải và thời điểm đi tàu.
Bên cạnh đó, ngành đường sắt cũng nâng cao chất lượng dịch vụ, tiện ích trên tàu ngày càng đa dạng đem lại sự hài lòng cho hành khách; phát triển thêm nhiều đại lý phân phối sản phẩm; hệ thống bán vé điện tử được bổ sung hoàn thiện nhiều tính năng để phục vụ hành khách.
Tuy nhiên, ông Minh thừa nhận, sản lượng và doanh thu duy trì được ở mức bằng so với năm 2018, nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra, tất cả các chỉ tiêu về sản lượng vận tải đều không đạt kế hoạch, vận tải hành khách có hệ số sử dụng chỗ thấp và giảm so với năm 2018.
Lý giải nguyên nhân, ông Minh cho rằng, một số hệ thống văn bản dưới luật, nghị định chưa hoàn thiện, những vướng mắc về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và quản lý sử dụng đất chưa được giải quyết đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh của VNR.
Đặc biệt, sự ra đời của các hãng hàng không giá rẻ với nhiều đường bay mới, cự ly ngắn và trung bình (vốn là lợi thế của vận tải đường sắt) và đường bộ cao tốc đã tạo áp lực cạnh tranh rất lớn, làm giảm thị phần vận tải đường sắt. Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng với đường biển và đường bộ về vận tải hàng hóa...
Ngoài ra, do ảnh hưởng của đô thị hóa, một số địa phương đề xuất di dời ga đường sắt ra khỏi các đô thị lớn, hạn chế tải trọng xe trên các đường bộ ra vào bãi hàng làm phát sinh chi phí vận chuyển 2 đầu, thời gian vận chuyển kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải./.
Văn Nam - Trí Dũng