Triệt để tiết kiệm các khoản chi không cần thiết

Trong hướng dẫn thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với cơ quan tài chính thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, ngân sách cấp dưới; quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN theo đúng dự toán được giao, giải ngân vốn trong phạm vi kế hoạch, vay nợ trong hạn mức được giao; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán, các trường hợp ứng trước thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN.

Thực hiện dự toán ngân sách năm 2022, Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; quản lý các khoản chi đầu tư, xây dựng cơ bản mua sắm, sửa chữa chặt chẽ, đúng quy định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa có chủ trương ban hành; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm.

Siết chặt kỷ cương ngân sách trên các lĩnh vực  Dù chi thường xuyên giảm mạnh qua các năm, nhưng nhiều vấn đề tồn tại trong chi thường xuyên vẫn chưa được khắc phục triệt để, đó là: tình trạng mua sắm, sử dụng tài sản công chưa đúng quy định; nhiều lễ hội, hội nghị, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành có tính chất hình thức, gây lãng phí ngân sách… Đặc biệt, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế thời gian qua đã được thực hiện quyết liệt nhưng thực tế chi phí cho con người vẫn chiếm tới trên 70% chi thường xuyên, cho thấy nhiệm vụ này vẫn còn phải thực hiện với quyết tâm cao hơn nữa.  Theo Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ yêu cầu cơ cấu lại NSNN theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đồng thời, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; tăng cường quản lý thu, thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế, đảm bảo tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP.  Chính phủ yêu cầu tiếp tục quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong triển khai nhiệm vụ, dự án, đề án; chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; thực hiện đúng dự toán NSNN được Quốc hội quyết định.  Thời gian qua, Bộ Tài chính đã đề xuất thực hiện các giải pháp mạnh mẽ hơn trong quản lý ngân sách, như: rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ định mức chi tiêu ngân sách; quản lý chặt chẽ chi NSNN, đảm bảo chỉ được chi khi có dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra; xử lý nghiêm các sai phạm về quản lý tài chính ngân sách và quản lý tài sản của nhà nước; thu hồi đầy đủ vào NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi… Đây là các biện pháp để thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương ngân sách.  Trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 còn có diễn biến phức tạp, tác động kéo dài, sức chống chịu và nguồn lực của doanh nghiệp và người dân đã giảm sút nhiều. Các gói hỗ trợ về tài khóa thời gian qua đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vừa tạo động lực hỗ trợ cho nền kinh tế, các doanh nghiệp và người dân, vừa phải đảm bảo an ninh an toàn tài chính quốc gia, ổn định vĩ mô.  Trong quản lý chi tiêu NSNN ngày càng nhiều khó khăn, thách thức, do đó Bộ Tài chính bên cạnh triển khai các giải pháp nhằm phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất, động viên hợp lý nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thì sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, bảo đảm tính bền vững, an ninh, an toàn tài chính quốc gia.

Nguồn: Quyết định số 1845/QĐ-TTg. Đồ họa: Hồng Vân

Trường hợp phát hiện các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách tổ chức thực hiện thanh toán, chi trả không đúng chính sách, chế độ, nhất là liên quan đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo... cần có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo chính sách, chế độ được thực hiện đúng và có hiệu quả.

Để dành nguồn cho các nhiệm vụ cần thiết

Việc tiết kiệm, siết giảm một số khoản chi tiêu công không cần thiết luôn nhận được sự đồng tình của dư luận. Tại nghị trường, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, thời gian qua chúng ta đã tiết kiệm rồi thì cần tiết kiệm hơn nữa, Chính phủ cần ban hành chính sách “thắt lưng buộc bụng”, giảm chi thường xuyên cho cả giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, cần tính toán đảm bảo cho chi phòng dịch, chi đảm bảo quốc phòng, an ninh, tăng chi đầu tư cho công trình trọng điểm quốc gia. Việc cắt giảm chi thường xuyên để dành cho chi đầu tư phát triển bằng các biện pháp, như: tinh giảm bộ máy, giảm biên chế, nâng cao năng lực, đẩy mạnh tự chủ tài chính, hoàn thiện đề án vị trí việc làm.

Giảm 50% các khoản chi hội họp, công tác phí

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, ngành Tài chính đã chỉ đạo, phát huy hiệu quả chi ngân sách, đặc biệt chi đầu tư phát triển và tiết kiệm chi thường xuyên. Đối với chi thường xuyên đã thực hiện cắt giảm 10% chi thường xuyên ngày từ khâu giao dự toán, 15% đối với đơn vị đang thực hiện cơ chế đặc thù. Trong năm 2021, cùng với các chính sách hỗ trợ, để tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ thực hiện chủ trương giảm 10% chi thường xuyên và giảm 50% các khoản chi hội họp, công tác phí, hội nghị... Đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư công, kể cả các dự án ODA, cắt giảm các dự án không hiệu quả. Nhờ đó, đã có nguồn để chi cho các nhiệm vụ cấp bách, phát sinh.

Giai đoạn 2021 - 2025, Quốc hội đề ra mục tiêu giảm chi thường xuyên xuống khoảng 60%. Đây là mục tiêu không dễ thực hiện, đòi hỏi phải giảm dần qua từng năm. Ở đâu đó, vẫn còn đơn vị sử dụng ngân sách chưa đúng mục đích, chưa tiết kiệm, hiệu quả, nên vẫn phải thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật ngân sách. Hàng năm và cả giai đoạn, Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó có các chỉ tiêu về tiết kiệm chi thường xuyên. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính cũng có những chỉ đạo, điều hành cụ thể cho từng năm. Có những thời điểm khó khăn như những năm vừa qua, ngoài tiết kiệm theo quy định, ngành Tài chính yêu cầu các cấp ngân sách phải tiết kiệm thêm trong những tháng còn lại của năm để bổ sung nguồn cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, tăng đầu tư phát triển và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng cần thiết khác.

Siết chặt kỷ cương ngân sách trên các lĩnh vực

Dù chi thường xuyên giảm mạnh qua các năm, nhưng nhiều vấn đề tồn tại trong chi thường xuyên vẫn chưa được khắc phục triệt để, đó là: tình trạng mua sắm, sử dụng tài sản công chưa đúng quy định; nhiều lễ hội, hội nghị, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành có tính chất hình thức, gây lãng phí ngân sách… Đặc biệt, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế thời gian qua đã được thực hiện quyết liệt nhưng thực tế chi phí cho con người vẫn chiếm tới trên 70% chi thường xuyên, cho thấy nhiệm vụ này vẫn còn phải thực hiện với quyết tâm cao hơn nữa.

Theo Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ yêu cầu cơ cấu lại NSNN theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đồng thời, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; tăng cường quản lý thu, thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế, đảm bảo tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP.

Chính phủ yêu cầu tiếp tục quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong triển khai nhiệm vụ, dự án, đề án; chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; thực hiện đúng dự toán NSNN được Quốc hội quyết định.

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã đề xuất thực hiện các giải pháp mạnh mẽ hơn trong quản lý ngân sách, như: rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ định mức chi tiêu ngân sách; quản lý chặt chẽ chi NSNN, đảm bảo chỉ được chi khi có dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra; xử lý nghiêm các sai phạm về quản lý tài chính ngân sách và quản lý tài sản của nhà nước; thu hồi đầy đủ vào NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi… Đây là các biện pháp để thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương ngân sách.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 còn có diễn biến phức tạp, tác động kéo dài, sức chống chịu và nguồn lực của doanh nghiệp và người dân đã giảm sút nhiều. Các gói hỗ trợ về tài khóa thời gian qua đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vừa tạo động lực hỗ trợ cho nền kinh tế, các doanh nghiệp và người dân, vừa phải đảm bảo an ninh an toàn tài chính quốc gia, ổn định vĩ mô.

Trong quản lý chi tiêu NSNN ngày càng nhiều khó khăn, thách thức, do đó Bộ Tài chính bên cạnh triển khai các giải pháp nhằm phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất, động viên hợp lý nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thì sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, bảo đảm tính bền vững, an ninh, an toàn tài chính quốc gia.