đô thị xanh

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 50% đô thị lớn và vừa đạt tiêu chuẩn đô thị xanh. Ảnh T.L minh họa

Cụ thể, dự thảo đưa ra những mục tiêu cho từng lĩnh vực như: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD), quy hoạch đô thị và đầu tư cải tạo hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhà ở đô thị, cơ chế chính sách để thực hiện kế hoạch.

Theo đó, về công nghiệp sản xuất VLXD, KHHĐ xác định mục tiêu điều chỉnh quy hoạch và ứng dụng công nghiệp sạch để đến năm 2020 giảm phát thải nhà kính, gây hiệu ứng nhà kính từ 8 - 10% so với năm 2010. Đến năm 2030, mỗi năm giảm phát thải nhà kính từ 1,5 - 2%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ 1 - 1,5%; giá trị sản phẩm công nghiệp xanh trong GDP chiếm 42 - 45%; tỷ lệ cơ sở sản xuất VLXD đạt tiêu chuẩn môi trường là 80%.

Về quy hoạch đô thị và đầu tư cải tạo hạ tầng kỹ thuật đô thị, KHHĐ đặt mục tiêu điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị theo hướng phát triển bền vững; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm bảo đảm tỷ lệ đô thị loại III có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định là 60%. Tỷ lệ tương ứng đối với đô thị loại IV và V là 40%. Đặc biệt, KHHĐ đặt mục tiêu đến năm 2030, 50% đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh.

Về nhà ở đô thị, KHHĐ hướng đến việc xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể cải tạo chung cư cũ trong đô thị, kết hợp xây dựng các không gian nhằm nâng cao chất lượng nhà ở, đảm bảo an toàn cho người sống trong các chung cư và phát triển cảnh quan môi trường xung quanh, theo hướng tăng trưởng xanh…

Về cơ chế chính sách, KHHĐ nêu rõ các mục tiêu: xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển đô thị xanh, công trình xanh, sản xuất và áp dụng VLXD xanh; xây dựng và hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về xây dựng xanh, đô thị xanh, công trình xanh, vật liệu xanh…

Theo dự thảo, kinh phí thực hiện KHHĐ được huy động từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, nguồn lực của doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế…/.

Thiện Trần