Đồng bộ chính sách pháp luật để ngăn chặn gian lận thương mại Phát hiện hàng vạn vụ vi phạm pháp luật hải quan trong 7 tháng năm 2023
Chia sẻ thông tin để ngăn chặn vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử
Hàng hóa vi phạm vận chuyển qua hình thức thương mại điện tử được các lực lượng chức năng phát hiện thu giữ. Ảnh: LÊ THU

Nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận

Theo thống kê của Bộ Công thương năm 2023, 35% người tiêu dùng mua hàng trên các website nước ngoài, 43% người tiêu dùng mua hàng của người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử Việt Nam; 3,9% sàn giao dịch thương mại điện tử có gian hàng của người bán nước ngoài, chiếm 4,7% tổng số gian hàng trên sàn; lượng đơn hàng thành công của người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử chiếm 7,8% tổng đơn hàng thành công trên sàn.

Những số liệu này chứng minh thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra tiềm năng to lớn cho Việt Nam. Việc tham gia vào thương mại điện tử xuyên biên giới giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ và tạo ra nguồn thu lớn.

Tuy vậy, thách thức cũng không ít, nhất là các vấn đề liên quan đến pháp lý, quản lý vận chuyển, chính sách và thủ tục hải quan, thuế và chính sách thương mại quốc tế, bởi Việt Nam chưa có quy định riêng về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử. Điều đó cũng mang lại nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Qua theo dõi, tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ… trên nền tảng thương mại điện tử còn tiềm ẩn phức tạp.

Chính sách và hành lang pháp lý hiện vẫn còn sơ sài, chưa chặt chẽ, chưa điều chỉnh, hoàn thiện kịp thời so với yêu cầu thực tế nên hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu trong quản lý thương mại điện tử. Bên cạnh đó, các sàn thương mại điện tử nhân lực còn hạn chế, chưa kiểm soát hết được nội dung. Đặc biệt, nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng còn hạn chế.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 nâng cao sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng và cam kết của các sàn thương mại điện tử.

Để triển khai đề án này, thời gian qua bằng nhiều hình thức khác nhau, các lực lượng chức năng như: công an, quản lý thị trường… đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền đến mọi người dân trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như: Tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng giả; không kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, không kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; không kinh doanh, bày bán hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; niêm yết và thông báo số điện thoại đường dây nóng của các ngành, lực lượng để người dân biết, chủ động kiến nghị, phản ánh…

Xử lý nghiêm các vi phạm

Dự báo thời gian tới việc ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong kinh doanh là xu hướng tất yếu và ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, các đối tượng sẽ lợi dụng các nền tảng, ứng dụng để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại với phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, phức tạp hơn.

Theo ông Đỗ Hồng Trung - Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các lực lượng cần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tổng hợp các biện pháp

nghiệp vụ trong kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử; phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Ngoài ra, phải tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật nhà nước; tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật, tham gia chống vi phạm gian lận thương mại trong hoạt động thương mại điện tử.

Cùng với quyết tâm của các lực lượng chức năng, sự ủng hộ của các doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng hết sức quan trọng trong “trận chiến” này.

Cũng theo ông Trung, người dân, doanh nghiệp cần chấp hành pháp luật, tuyên truyền vận động trong nội tại người dân, doanh nghiệp về các hành vi vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng để chia sẻ thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử.

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải bảo vệ thương hiệu bằng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình, sử dụng công nghệ chống giả, truy xuất nguồn gốc hàng hoá trên bao bì giúp người tiêu dùng dễ dàng xác minh sản phẩm chính hãng. Lưu ý việc đưa ra các giải pháp về giá thành, chất lượng để cạnh tranh.

Rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa tổng hợp những nội dung khó khăn, vướng mắc 9 bộ luật và luật; 1 pháp lệnh; 1 nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao; 33 nghị định; 5 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; 20 thông tư được đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế và hướng dẫn thực hiện.